[Cẩm nang sống] Kỹ năng thuyết phục đối phương bạn nên biết

15.5995
Nghệ thuật thuyết phục người khác đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị và vận dụng linh hoạt những kỹ năng của mình như cách thể hiện, lắng nghe... và thực hành chúng một cách tinh tế, khéo léo.
 
Để thuyết phục đối phương trước nhất bạn phải là người biết lắng nghe. Câu chuyện hấp dẫn khi nó có sự tương tác qua lại giữa kẻ nói người nghe. Bạn cảm thấy bất lực khi mình không thể nói với ai đó rằng: “Tin tôi đi, điều tôi nói không sai đâu?”
 
Đối thoại cũng giống như chúng ta đang giải một bài toán. Khi một người tìm mãi không ra đáp số cuối cùng, cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng đến nhạt nhẽo vì cả 2 không tìm được “lối thoát” chung.
 
 
Bạn có lý của bạn, họ có lý của họ. Tất nhiên, một bài toán sẽ có nhiều cách giải, nó vẫn chỉ có một đáp án duy nhất. Nhưng khi bạn thuyết phục ai đó tin bạn, nghe và làm theo những gì bạn nói dù không thành công nhưng ít ra chúng ta cũng đạt đến sự thoả thuận chung. Vì thế, thuật thuyết phục của bạn cực kỳ quan trọng!
 
Tăng sức thuyết phục
 
Câu chuyện của bạn không mang tính thuyết phục. Nó được khơi gợi chỉ vì chúng phục vụ cho lợi ích của bạn? Tất nhiên sẽ chẳng ai chịu ngồi yên để nghe vấn đề không ảnh hưởng đến mình!
 
• Lý: Hãy chắc chắn rằng, điều bạn muốn truyền đạt hoàn toàn có lý.
 
• Chuẩn bị: Trước khi quyết định nói chuyện với ai đó, bạn hãy dành cho mình vài phút thậm chí vài ngày để chuẩn bị. Trong khoảng thời gian đó, hãy thủ sẵn những tình huống có thể xảy ra như những câu hỏi mà đối phương sẽ “chất vấn” bạn.
 
• Thời điểm: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”- Mặc dù vấn đề của bạn có lý đấy, nhưng khi nó được đưa ra trong lúc đối phương đang rất bận rộn, bực bội, mệt mỏi... thì cũng chẳng có kết quả gì.
 
• Lắng nghe: Trước khi muốn người khác nghe mình trình bày, bạn hãy thể hiện rằng mình cũng rất sẵn sàng lắng nghe họ.
 
• Kiên nhẫn: Không phải ai cũng dành thời gian nghe bạn nói. Chúng ta phải kiên trì bằng cách bày tỏ mong muốn với đối phương rằng bạn rất cần họ lắng nghe dù chỉ một lần.
 
• Hài hước: Câu chuyện quá khô khan khi chỉ mình bạn dẫn dắt, không khí căng thẳng tức là bạn đang thất bại đấy. Hãy cố gắng tạo ra tiếng cười với vài câu nói hài hước để cuộc trò chuyện thêm phần thú vị.
 
 
Tạo 1 sự tin tưởng
 
Điều này quyết định đến 80% thành công khi bạn cố gắng thuyết phục ai đó. Chẳng ai lại lắng nghe một người luôn khiến họ nghi hoặc, thất vọng. Nếu ai đó chưa tin tưởng thì bạn phải tạo ra sự tin tưởng nơi họ:
 
• Phong cách nói: Hãy diễn đạt bằng ngôn từ dễ hiểu nhất, ngắn gọn, xúc tích. Đảm bảo rằng cách nói của bạn rất điền đạm, lịch sự nhưng cứng rắn, tuy nhẹ nhàng mà vẫn dứt khoát trong vấn đề.
 
• Kiềm chế cảm xúc: Hãy dung hoà cảm xúc của mình và đối phương. Cách xử sự cảm tính khi bạn để cảm xúc lấn áp với cách thể hiện quá rõ ràng như: nóng nảy, cáu tiết, đập bàn... chỉ gây bất lợi cho bạn. Bình tĩnh và dùng lý trí trấn áp cảm xúc nhất thời luôn là liệu pháp thông minh của người biết nói..
 
• Tập trung vào mắt: Khi ngôn ngữ bất lực thì đôi mắt sẽ là cầu nối cho bạn và đối phương. Hãy nhìn vào mắt họ, điều này tạo cho họ cảm giác mình được tôn trọng và tin tưởng.
 
• Khiêm tốn: Kẻ “dương dương tự đắc” luôn khiến người nghe thấy khó chịu. Người tài giỏi chính là kẻ biết khiêm tốn trong cuộc trò chuyện.
 
 
Và thuyết phục
 
Cũng như viết văn, thuyết phục đối phương bạn cũng cần có sự mở đầu, diễn giải và kết thúc câu chuyện. Dù vận dụng cách nào, bạn cũng cần chú ý đến lối diễn đạt của mình.
 
• Diễn giải trực tiếp: Trình bày một cách mạch lạc vấn đề bạn muốn nói. Phân tích và đưa ra cách giải quyết vấn đề theo mình là hợp lý nhất. Nếu không phải một người khéo léo, đây là lối thuyết phục thích hợp dành cho bạn.
 
• Diễn giải gián tiếp: Nếu bạn lo lắng không thể níu giữ đối phương lại, khi vừa mở đầu vấn đề hãy đưa ra kết luận dự đoán có thể xảy ra trong câu chuyện của 2 người. Sau đó, từ từ dẫn dắt họ đến vấn đề bạn muốn đề cập đến.
 
• Chỉ ra nguyên nhân: Tại sao chúng ta muốn họ nghe điều này?
 
• Lập luận: rõ ràng thể hiện tính thuyết phục. Có lực hấp dẫn vì nó xứng đáng và bắt buộc phải nghe vì điều đó thật sự ấn tượng, quan trọng.
 
• Ưu nhược điểm của vấn đề: Phân rõ những ưu điểm mà bạn và người nghe đang nhìn thấy. Đồng thời diễn giải và dẫn chứng chúng cũng có những nhược điểm phải cẩn trọng suy xét.
 
• Giải pháp: Chắc chắn với họ rằng, điều chúng ta đang trình bày gợi mở cho họ sự lựa chọn cách giải quyết vấn đề. Hướng đối phương rằng họ hoàn toàn có lợi khi vận dụng cách giải quyết mà bạn đang cố gắng xây dựng.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]