Cần biết khi tiêm phòng cho trẻ

Trẻ cần được thăm khám đầy đủ với mục tiêu sàng lọc bệnh trước khi quyết định tiêm phòng. Không nên thoa lòng trắng trứng gà hay dán miếng hạ sốt trực tiếp lên vết chích.

0
  • 1

    Không nên tiêm ngừa cho trẻ khi:

    - Trẻ đang có bệnh lý cấp tính, liên quan đến bệnh nhiễm hoặc bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, viêm hô hấp dưới, tiêu chảy cấp có mất nước.

    - Trẻ dùng thuốc có tính ức chế miễn dịch, trẻ đang truyền Gamma globulin để điều trị bệnh Kawasaki, trẻ mắc bệnh hội chứng thận hư, suyễn, viêm phổi, hoặc các bệnh tự miễn.

    - Bệnh lý liên quan đến đường tim, giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết gây chảy máu khó cầm.

    - Trẻ đang truyền Gamma globulin để điều trị bệnh Kawasaki hoặc sau truyền

    - Những trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C. Với những trẻ hơi sốt thì cũng nên tạm hoãn vì trong những trường hợp này, thông thường nếu như có phản ứng sau tiêm thì các bà mẹ hay ghép vào việc tiêm phòng.

    - Tùy từng loại văcxin mà có những chỉ định riêng, như văcxin ho gà thì các trẻ co giật đang tiến triển, bệnh đường tiêu hóa như teo ruột bẩm sinh, hội chứng ruột ngắn…

    - Những trẻ có tình trạng dị ứng, phản ứng sau tiêm của những đợt tiêm trước.

    Do đó, trẻ cần được thăm khám tầm soát đầy đủ với mục tiêu sàng lọc những bênh lý cấp tính trẻ có thể đang mắc phải, những bệnh lý bẩm sinh, dị tật, di truyền đã có, tiền căn sản khoa của trẻ, tình trạng tiền căn sức khỏe của mẹ…

    Trong một số trường hợp việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm  nên bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tiêm phòng. Trong từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình trạng của bé để cân nhắc, quyết định có nên tiêm ngừa hay không hoặc sẽ chuyển đổi chọn lựa loại vắc xin phù hợp. 

  • 2

    Về những sự cố tai biến do tiêm phòng trẻ em:

    Khi có sự cố xảy ra, điều đầu tiên người ta nghi ngờ là chất lượng văcxin, trước khi tính đến chu trình chích và việc bảo quản. Trước đây tại quận 5 TPHCM từng có một trường hợp trẻ em chết do tiêm phòng, ban đầu người ta cũng bàn tán đến chất lượng văcxin nhưng sau khi sau điều tra tìm hiểu thì nguyên nhân là do quá trình bảo quản thuốc không đạt chuẩn, khiến cho văcxin nhiễm vi khuẩn ngoại lai.

    Do đó, bác sĩ, y tá ở các trạm tiêm phòng cần chú ý tầm soát cho kỹ các vấn đề bệnh tật của trẻ, tuân thủ chu trình bảo quản văcxin, tuân thủ các bước chuẩn bị, thực hành tiêm chủng, theo dõi và biết cách xử lý phản ứng sau tiêm, thạc sĩ Sơn lưu ý.

    Bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng trước khi tiêm cần cảnh báo cho nhân viên y tế tình hình sức khỏe của trẻ. Sau khi chích văcxin cần phải ở lại cơ sở y tế để theo dõi tối thiểu 30 phút, nên theo dõi tình trạng dị ứng, sốc phản vệ của trẻ trong vòng 2 ngày, nếu có các triệu chứng đỏ da, dị ứng, có các biểu hiện ói mửa, tím tái, sốt cần quay lại khám ngay.

  • 3

    Một số lưu ý khi xử trí trẻ sốt sau tiêm:

    - Sau khi chích không nên thoa lòng trắng trứng gà lên vết chích, bản thân trứng gà có mầm bệnh.

    - Không đắp miếng dán hạ sốt trực tiếp lên chỗ tiêm vì việc này không có hiệu quả.

    - Nên chườm mát bằng nước ấm (không dùng nước lạnh hay nước đá) và sử dụng thuốc hạ sốt. Nên dùng khăn lau mát toàn thân cho trẻ và đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Không nên quá khô mà nên để da trẻ hơi ẩm, phần nước còn dính trên da sẽ bốc hơi làm mát trẻ. 

    Việc tiêm ngừa cho trẻ luôn luôn là cần thiết, đem lại lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Các bà mẹ cũng không vì lo lắng mà không đưa trẻ đi tiêm phòng bởi nếu bệnh đó mà không tiêm thì hậu quả còn nặng nề hơn.

15.6088--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]