Cần nghiên cứu,hạn chế mặt trái của XKLĐ

(NLĐ) - Chức năng gia đình bị biến đổi, vai trò giới truyền thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình lỏng lẻo có thể dẫn đến nhiều vấn đề xã hội... Đó là những tác động cơ bản của xuất khẩu lao động (XKLĐ) được đề cập trong “Nghiên cứu tác động của XKLĐ đến cuộc sống gia đình tại Thái Bình” của Tổ chức Health Bridge Canada và Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ vừa công bố ngày 6-8 tại Hà Nội.

15.6121
Các báo cáo cho biết giai đoạn 2002 – 2005, trung bình mỗi năm, Thái Bình có 2.900 người đi XKLĐ, trong đó đi Đài Loan 46%, Malaysia 43%, các nước khác 11%. Tỉ lệ nữ chiếm đến 81,5% tổng số người đi XKLĐ. Việc thiếu đi một người, đặc biệt là người mẹ, đã tác động không nhỏ đến cuộc sống gia đình, nhất là với việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ. Nhiều người sau khi đi XKLĐ muốn thoát ly nông nghiệp để có thu nhập cao hơn hoặc mong muốn tiếp tục đi XKLĐ là khá phổ biến.

Bà Hoàng Kim Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), đánh giá: Những kết quả mà XKLĐ mang lại cũng không phải là nhỏ. Nó làm thay đổi bộ mặt cuộc sống, tạo tích lũy, cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, XKLĐ cũng có những tác động tiêu cực cần được xem xét dưới nhiều góc độ để có những giải pháp hạn chế, bảo vệ người lao động.

Ng.Quyết
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]