“Cần nhân rộng cách làm trùng tu và cải tạo di tích tại 40 Lãn Ông”

15.6023

KTS Hoàng Phương giới thiệu về phương án trùng tu, cải tạo di tích tại 40 Lãn Ông.

Theo KTS Nguyễn Hoàng Phương, đại diện đơn vị tư vấn cải tạo di tích tại Trường tiểu học Hồng Hà, 40 Lãn Ông: Hội quán Phúc Kiến được xây dựng từ năm 1817 và được cải tạo vào vào năm 1926. Di tích này nằm lọt trong khuôn viên Trường tiểu học Hồng Hà. Do đó, khi tiến hành trùng tu, cải tạo di tích (gồm Nghi môn, Phương đình, Hậu cung), đơn vị đã giữ nguyên cốt nền hiện trạng, bóc lớp gạch bông thay bằng gạch bát, tu bổ cấu kiện gỗ (cột xà, quá giang, bẩy hiên…) theo đúng mức độ hư hỏng…


Trong khi đó, với trường tiểu học Hồng Hà, các khối nhà Pháp phía trước đã phục dựng theo đúng nguyên trạng như dỡ thay thế mới toàn bộ cửa đi, cửa sổ theo nguyên trạng, lợp lại ngói, chống ẩm… đồng thời xây mới khối trường học 3 tầng với đường nét kiến trúc hiện đại nhưng phù hợp với kiến trúc cảnh quan mặt đứng của tuyến phố…

Phương đình di tích sau khi cải tạo với 2 khối nhà Pháp cổ 2 bên.

KTS Hoàng Đạo Kính cho biết: “Trước đây tôi nghi ngờ về việc cải tạo di tích với công trình trường học bởi di tích mang tính bảo tồn, mang tính chất tĩnh còn trường học mang tính sôi động của sự phát triển. Hai thực thể này luôn đối lập nhau. Tuy nhiên, việc trung tu cải tạo di tích tại 40 Lãn Ông cho thấy sự hài hòa, nhất là khu phố cổ Hà Nội, đất chật người đông. Việc trung tu, cải tạo làm chi tiết, phục hồi nguyên trạng, đồng thời đã tạo sự độc lập tương đối giữa di tích - trường học nhưng vẫn được sử dụng mục đích chung cho sinh hoạt hoạt động của học sinh trường học. Khu phố cổ Hà Nội được coi là di sản sống, do đó cần có sự bảo tồn hài hòa và cần được nhân rộng”.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]