Cần phải thay đổi cách làm

Showbiz độc, lạ

31.2046
Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết trên mục Chào buổi sáng của Báo Thanh Niên số ra ngày 17.8.
Phải lấy lại niềm tin
Với cùng giá tiền tại sao không chọn thịt gà nội mà chọn thịt gà ngoại? Đơn giản thôi, thịt ngoại có xuất xứ rõ ràng, bảo đảm không độc hại (ít nhất là trong lòng tin). Còn gà nội thì sao, không thể biết được đâu là thịt sạch đâu là thịt bẩn khi hóa chất, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi bày bán, sử dụng tràn lan. Bỏ tiền mua sức khỏe chứ sao lại mua cái hại, bỏ tiền mua sự yên tâm chứ ai lại mua cái bất an?
Nguyễn Thụy Kha
([email protected])
Do chất độc hại có nhiều
Nhà nước khuyến khích, vận động người Việt dùng hàng Việt. Thế nhưng, người Việt nào dám mạnh tay mua thịt heo khi đa phần heo được nuôi bởi chất tạo nạc và chất cấm? Nếu có thịt heo ngoại, giá cao một chút, tôi cũng sẵn sàng mua. Đừng hỏi vì sao người Việt quay lưng với hàng Việt.
Võ Trọng Cung
([email protected])
Tái cơ cấu
Đã đến lúc ngành nông nghiệp phải tái cơ cấu mạnh mẽ, phải liên kết lại để có những đàn gà, đàn heo khổng lồ với quy trình chăn nuôi khép kín, đảm bảo chất lượng tốt, giá thành rẻ. Có như vậy mới mong lấy lại thế chủ động trên sân nhà.
Trần Thị Thanh Phương
 ([email protected])
Vai trò của Bộ
Bộ NN-PTNT ở đâu? Vai trò của bộ này như thế nào mà để con gà, con heo, con bò... trong nước phải “chết”? Nền kinh tế hội nhập, ra biển lớn rồi mà tư duy đổi mới, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn còn ì ạch mãi.
Tô Văn Hùng
([email protected])
Đừng nên để chết trên sân nhà
Hiện nay các đại gia nước ngoài đang đổ bộ vào VN, trước là thâu tóm các doanh nghiệp chủ chốt trong các ngành thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sau nữa là thâu tóm các trang trại chăn nuôi. Một ngày không xa, giá gà, heo trong nước do các đại gia nước ngoài quản lý, đầu tư này sẽ có giá rất rẻ, vô cùng cạnh tranh. Khi đó, người chăn nuôi riêng lẻ sẽ “chết” và sẽ trở thành người làm thuê cho các tập đoàn, đại gia chăn nuôi nước ngoài.
Bùi Văn Trị
  
([email protected])
Ban CTBĐ (tổng hợp)
       
Sản phẩm nông nghiệp trong nước “chết” ngay trên sân nhà đang là một thực tế và là điều đáng buồn. Dẫu buồn nhưng đó là hệ quả tất yếu mà chúng ta phải chấp nhận.
Nguyễn Khánh Dũng
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
 
       
Đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng tại sao quay lưng với sản phẩm nông nghiệp trong nước? Với cách quản lý, cách làm chăn nuôi cẩu thả, chỉ chú trọng đến lợi nhuận như hiện nay thì người tiêu dùng sẽ còn quay lưng.
Nguyễn Thị Hương 
(H.Bù Gia Mập, Bình Phước)

T.T - D.Khang
(thực hiện)

15.5953--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]