Cẩn trọng lây bệnh từ bể bơi công cộng

GiadinhNet - Nhu cầu đi bơi để “giải nhiệt” của người dân trong mùa hè rất lớn, tuy nhiên khá nhiều trường hợp sau khi đi bơi về mắc các bệnh về da, sốt, dị ứng, viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm phổi…

15.607
Lý giải về tình trạng nhiều người mắc bệnh về da sau khi bơi, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện nay hầu hết các bể bơi công cộng đều quá đông đúc, trong khi đó công tác vệ sinh, xử lý, lọc nước ở một số bể bơi lại thực hiện chưa tốt; người đi bơi chưa tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân trước đó như tắm tráng. Bên cạnh đó, nguồn nước bể bơi còn có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức thải ra.

Cha mẹ khi đưa trẻ đi bơi cần phải hết sức thận trọng với dịch bệnh mùa hè như tay, chân, miệng, đau mắt đỏ…Vì trẻ bị bệnh tay, chân, miệng trong quá trình vận động, bơi lội có thể khiến cho các vết phỏng trên tay bị vỡ, bong tróc làm phát tán mầm bệnh vào nước bể bơi hay trên các thang trượt, tay vịn, ghế ngồi. Đây có thể là nơi phát tán các mầm bệnh cho những trẻ khác.

Không nên cho trẻ đi bơi khi trẻ không khỏe, mới ốm dậy. Trước khi cho trẻ xuống tắm, người lớn cần cho trẻ khởi động kỹ để tránh bị chuột rút, sốc nhiệt… Nhắc bé đeo kính bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt kính. Cần tập trung quan sát, theo dõi tránh để trẻ đến chỗ quá sâu hoặc tắm quá lâu. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi, họng. Khi bơi xong, cha mẹ nhanh chóng lấy khăn tắm lau khô, ủ ấm cho bé, rồi đưa bé đi tắm nước sạch, lau khô giữ ấm để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ.

  P.Vinh 
 
 Hà Nội: Thời gian chờ khám bệnh còn 21 phút

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2014, các đơn vị trên địa bàn đã tiếp nhận 473.087 lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho 428. 658 lượt người bệnh. Tính chung toàn ngành, ngày điều trị trung bình là 6,5 ngày, giảm so với cùng kỳ năm 2013 (6,7 ngày).

Theo khảo sát trung bình của ngành Y tế Hà Nội, thời gian người bệnh chờ khám tại các bệnh viện đa khoa còn 21 phút. Đến nay, Hà Nội đã giảm quá tải, sắp xếp lại các khoa điều trị thường xuyên có tình trạng quá tải như Khoa Sơ sinh, Khoa Nhi, Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Xanh Pôn; Khoa Hóa chất của Bệnh viện Thanh Nhàn… Nhiều bệnh viện đã thực hiện sắp xếp giường bệnh thực kê linh hoạt tại các khoa nên hầu như không còn tình trạng người bệnh nằm ghép.

Thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện của các tuyến, trong đó đặc biệt lưu ý bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị; thực hiện đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, phát triển một số lĩnh vực y học chất lượng cao, y học mũi nhọn phù hợp với điều kiện và khả năng của thành phố; ứng dụng kỹ thuật cao trong chuẩn đoán và điều trị. 
 
P.Vinh 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]