Cao khỉ có tốt không?

Cao khỉ là một vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh đau nhức chân tay, chân tay bị tê cứng, giúp bổ máu, bổ toàn thân,...

15.5999

Cao khỉ là một dạng thuốc được điều chế bằng cách dùng dung môi nước chiết xuất dược chất từ thịt và xương khỉ, sau đó làm bốc hơi dần dung môi thành dạng đặc hoặc khô.

Cao khỉ để uống hoặc bào chế nhiều dạng thuốc khác.

Cao khỉ có tác dụng gì?

Theo sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh và "Trung dược đại từ điển" thì thịt khỉ có vị chua, tính bình, không độc, dùng để chữa chứng sốt rét lâu ngày, bệnh lam chướng, ôn dịch, lao, hủi.

Xương khỉ tính bình, vị chua, không độc, có tác dụng khu phong thấp, thông kinh lạc, dùng để chữa sốt rét và các chứng đau nhức cơ khớp, chân tay mình mẩy tê bì.

Thông thường, liều dùng hằng ngày là 3-6 g cao khỉ, có thể ăn hoặc cho vào thang thuốc sắc, thuốc hoàn, tán.


Trong nhân dân, cao xương khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dành cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. Liều dùng hằng ngày là 5-10 g, cắt thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong vào cho ngọt để dễ ăn. Vì cao khỉ khó bảo quản nên cần cất trong hộp kín có vôi cục (để hút ẩm).

Như vậy, phụ nữ trẻ nếu mắc các chứng bệnh kể trên thì mới phải dùng đến cao khỉ.

Không nên tùy tiện dùng cao khỉ

TS.DS Lê Thị Hồng Anh, Thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết cao khỉ có hai loại: cao xương khỉ (còn gọi là cao khỉ, cao hầu) nấu bằng xương khỉ và cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ (cả xương và thịt).

Trên thị trường, cao khỉ toàn tính có giá cao hơn. Về thành phần hoá học, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta ghi nhận trong 100g cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% axit amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho.

“Việc sử dụng cao khỉ cần có chỉ định của bác sĩ, không tuỳ tiện, vì không phải ai cũng có thể sử dụng. Những trường hợp có bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gút… thì không nên sử dụng các loại cao xương nói chung”, DS Hồng Anh nói.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]