Cấp cứu người bị sét đánh

Khi gặp một người bị sét đánh, cần nhanh chóng sơ cứu và gọi xe cấp cứu để đưa đến viện.

15.6023

Theo Báo điện tử VnMedia, sét có thể gây thương tích bằng những cách thức sau:

- Sét đánh thẳng vào vị trí nạn nhân từ trên đám mây xuống.

- Khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh. Sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật. Trong trường hợp này gọi là sét đánh tạt ngang.

- Sét đánh khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh.

- Điện thế bước. Khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm. Sét lan truyền trên mặt đất.

- Sét lan truyền qua đường dây cáp tới các vật như điện thoại, tivi, ổ cắm.

Theo thống kê thì sét đánh thẳng là nguy hiểm nhất, cứ 10 người bị sét đánh thẳng thì 8 người chết. Sét đánh tiếp xúc hay tạt ngang cũng rất nguy hiểm. Khi sét đánh xuống cây, thì 1 tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh. Độ nguy hiểm phụ thuộc vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí tương đối với nạn nhân.


Xử trí khi gặp người bị sét đánh

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, khi gặp trường hợp bị sét đánh, nếu nạn nhân vẫn tỉnh thì chỉ cần ủ ấm, cho uống ít rượu (khoảng 20ml) và nước trà đường nóng; sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Đối với nạn nhân hôn mê, người cấp cứu cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Nếu bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngay lập tức tiến hành hồi sức tim phổi (CRP) bằng cách thức sau:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa rồi tiến hành hồi sức hô hấp miệng - miệng: lấy tay bịt mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu sau đó ngập kín miệng của nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực; xác định 1/3 dưới xương ức, đặt 2 tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút.

- Luân phiên thổi ngạt - ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.

- Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ (có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ).

- Sau khi cấp cứu, sơ cứu nạn nhân cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Hồi sức tim-phổi tích cực nên được thực hiện với tất cả các nạn nhân bị sét đánh bởi vì cơ may để có một hồi sức thành công là lớn hơn so với những nguyên nhân ngừng tim khác, ngay cả trong số những bệnh nhân với nhịp không đáp ứng với điều trị.

Đề phòng bị sét đánh

Vì sét là hiện tượng ngẫu nhiên cho nên không có vị trí an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên việc chủ động đề phòng tránh sét tìm nơi an toàn hơn có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh. Cần phải hướng dẫn giáo dục phòng chống sét an toàn cho con người.

Khi trời sắp xảy ra giông (mây đen, không khí lạnh, gió) cần vào nhà trú mưa, trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại. Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông.

Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là một mét.

Nên đọc

Khi ở ngoài trời gặp cơn giông, trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn chung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt... Ðồng thời phải tìm chỗ khô ráo. Nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay bịt tai.

Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất. Nhón chân, không được nằm xuống đất. Ðứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao hồ, mương.

Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Ðặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]