Câu chuyện về lòng tốt

0
Câu chuyện về lòng tốt

Lời tác giả: Tôi xin gửi câu chuyện của tôi cho BlogViet, hy vọng nó sẽ giúp ích được ít nhiều. Nó cũng là những suy nghĩ của tôi.


Câu chuyện thứ 1: Chuyện một anh bạn
Tôi có một anh bạn thường xuyên phải đi xe buýt đi làm hàng ngày. Một lần trên chuyến xe buýt khá đông người, có một bà cụ len lỏi ra cửa để chuẩn bị xuống xe. Anh đứng ngay gần cửa cũng chuẩn bị xuống xe ở bến đỗ tới. Khi xe sắp dừng, thấy bà cụ xách nhiều thứ lỉnh kỉnh, anh liền giơ tay cúi xuống định xách giúp bà cụ một cái túi, nhưng thật bất ngờ, bà cụ giằng lấy cái túi của bà cứ như thể bị người ta cướp mất. Anh liền nói: Không sao đâu để cháu xách giúp bà. Nhưng bà cụ vẫn không tin anh, cố giữ lấy cái túi của mình, khó nhọc bước xuống xe. Mọi người trong xe nhìn anh cứ như anh là thằng ăn trộm. Anh thầm nghĩ: rõ là làm phúc phải tội.
Câu Chuyện thứ 2: Chuyện một cái ví tiền bị mất

Buổi tối ngày 1 tháng 5, một người đàn ông dắt đứa trẻ khoảng 3 tuổi vào Cung Thiếu nhi chơi. Trong sân chơi hôm đó không có nhiều người, quang cảnh vắng vẻ khác hẳn những ngày nghỉ lễ khác. Đứa bé chạy khắp nơi trong sân, xem hết chỗ này đến chỗ khác. Đến chỗ mấy con thú nhún, nó chạy lại trèo lên con vịt Donal. Người bố chiều con đến quầy vé mua một đồng xèng để cho vào, nhưng sờ đến ví tiền thì nó đã bị rơi từ lúc nào. Người bố bị mất ví hoảng quá, bế đứa bé chạy khắp sân, tìm kiếm ở những nơi mình đã đi qua hy vọng tìm lại được chiếc ví. Trong ví không có nhiều tiền, chỉ có khoảng 2 chục Đô lẻ, và khoảng 100 ngàn tiền Việt, nhưng cần nhất là các giấy tờ tùy thân: Bằng lái xe, Chứng minh nhân dân, Đăng ký xe máy, Thẻ ngân hàng…

Tìm khắp nơi không thấy, hai bố con đành dắt nhau ra về. Tới nhà, việc đầu tiên là gọi điện đến Ngân hàng báo phong tỏa tài khoản. Trong thâm tâm, người bố vẫn hy vọng sẽ có ai đó tốt bụng nhặt được sẽ gọi điện thông báo. Đến tối ngày hôm sau, khoảng 8 giờ tối có một người đàn ông gọi điện thông báo là có nhặt được chiếc ví. Anh ta còn hỏi đi hỏi lại tên tuổi, nơi đánh rơi để xác định chính xác xem có đúng là chủ nhân chiếc ví không. Anh ta hẹn ngày hôm sau sẽ gặp nhau để nói chuyện do hôm đó anh ta ở xa nhà.

Chiều ngày hôm sau anh ta gọi điện:

Thế nào, chúng tôi đi chơi cùng ba bốn gia đình, anh định bồi dưỡng cho bọn tôi bao nhiêu, để bọn tôi có một bữa nhậu vui vẻ.

Tôi định bồi dưỡng cho các anh khoảng từ 500 ngàn đến một triệu.

Ô không, tôi rất ngại khi phải nói điều này, không phải bọn tôi bắt chẹt anh đâu, nhưng anh cho bọn tôi một chuyến đi hồ Đại Lải, khoảng 2,5 triệu. Cũng chẳng nhiều đâu anh.

Anh biết đấy, bọn tôi là công chức nhà nước, 2,5 triệu với anh không lớn, nhưng với tôi cũng là một khoản đáng kể đấy. Tôi xin bồi dưỡng thêm cho các anh 500 ngàn nữa là 1,5 triệu.

Không được đâu anh ạ, anh cứ suy nghĩ thêm có gì 5 phút nữa gọi điện cho tôi.

5 Phút sau:

A lô, tôi N.T.H đây, Theo anh thế nào.

Không phải tôi bắt chẹt anh đâu, nhưng anh biết rồi đấy.

Thôi tôi không muốn dài dòng, tôi đồng ý bồi dưỡng cho các anh 2 triệu.

Được vậy anh em ta gặp nhau ở đâu được nhỉ, anh có biết cái quán cafê nào ở gần Cầu Giấy không, ta gặp nhau ở đó nhé.

Tôi biết một quán ở gần siêu thị Marko, ta đến đấy nhé.

Thôi vậy anh đến quán cafê … Cầu Giấy nhé!

OK, 15 phút nữa tôi sẽ tới.



Tại quán cafê, họ gặp nhau trao tiền và trả lại chiếc ví bị mất, giấy tờ tùy thân còn đủ, tiền còn 22 Đô và 55 ngàn tiền Việt.

Người đàn ông cầm ví tiền ra về lòng nặng trĩu, bây giờ kể cả lòng tốt cũng được quy thành tiền, cuộc đời thật trớ trêu.

Nhớ lại cách đây 20 năm trước, người bố cũng nhặt được một cái ví của một người ở tận Thái Nguyên, ông đã phải mất rất nhiều thời gian và điện thoại để tìm được chủ nhân chiếc ví, khi trao lại cho chủ của nó cũng không đòi một đồng bồi dưỡng nào cả.
If you download file in this blog
I - recommend "Right click and Save Target As" and save to your hard disk before opening
For IE only
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]