Cây ổi - vị thuốc thân quen nhiều tác dụng

(SKGĐ) Cây ổi, một nguồn dược liệu phong phú cho nhiều trường hợp cấp cứu khác nhau. Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, axit béo omega-3, omega-6 và nhiều chất xơ… có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt.

15.5347

Lá ổi được dùng làm thuốc trị tiêu chảy được chính thức ghi trong Dược điển Hà Lan và trong nhiều nghiên cứu lâm sàng. Ngoài ra, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước nơi ruột. Các lectin trong lá ổi có thể gắn vào E.coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột.

Nghiên cứu tại Hàn Quốc ghi nhận hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B của dịch chiết lá ổi. Hoạt tính này cho thấy nước lá ổi thử trên chuột có tác dụng trị đái tháo đường tuýp 2. Ổi tươi, chứa lượng cao các chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan) có thể giúp ích cho người đái tháo đường và giúp hạ đường huyết an toàn...

Còn nghiên cứu tại Brazil ghi nhận dịch chiết từ lá ổi có nhiều hoạt tính trên hệ tim mạch và có hiệu quả dùng để trị các trường hợp tim loạn nhịp. Lá ổi còn có tác dụng chống ô xy hóa có lợi cho tim, bảo vệ tim, và cải thiện các chức năng của tim.

Sau đây là một số bài thuốc phổ chữa bệnh biến sử dụng từ cây ổi:

1. Trị đái tháo đường

- Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày,

- Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.

2. Chữa đau răng

Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

3. Trị băng huyết

Quả ổi sao khô, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 9g pha với nước ấm.

4. Chữa tiêu chảy cấp

Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g Sắc uống.

Lưu ý:

Người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.

5. Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn

Búp ổi non  nhai nát, đấp vào vết thương.

6. Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay

Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần.

7. Chữa đau răng hoặc vết lở ở miệng

Có thể dùng một trong 3 cách:

- Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc vào chỗ lở.

- Thêm một chút nước ấm và một tí muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát. Dùng một que tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.

-  Lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra.

8. Chữa ho, sốt, viêm họng

Lá ổi non 20g đến 40g phơi khô, sắc uống.

9. Chữa mụn nhọt mới phát

Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

K.A

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]