Chả giò, chả lụa - món ngon trong ngày Tết

15.5986

Chia sẻ về việc gìn giữ bản sắc và giá trị của ẩm thực truyền thống Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng ẩm thực Việt lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon, vừa lành, ít mỡ nhiều rau, luôn tươi nên có lợi cho sức khỏe.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, giò lụa (chả lụa), từ trong ra ngoài đều phải tươi, nghĩa là thịt lợn phải thật tươi và tươi đến mức cơ thịt còn đang động đậy. Thịt lợn không tươi sẽ khó lòng có được giò dai, thậm chí còn hoài công quết giã. Giò muốn thơm phải gói bằng lá chuối tươi, lá nõn lần trong, lá bánh tẻ lần giữa, lá già lần ngoài. Nếu thiếu chất tươi từ lớp lá gói, giò lụa cũng bớt hương thơm, mất hẳn lớp áo lụa xanh mịn màng bao quanh khi luộc chín. Ngày trước, các làng quê thường tổ chức đánh đụng lợn, quết giò trong tiết trời đông xuân mát lạnh để độ tươi được duy trì lâu hơn, dùng suốt trong dịp Tết mà vẫn ngon và lành. Từ đó, giò lụa thành món ngon tinh hoa của ngày Tết Việt.

Cuốn chả giò gồm tôm thịt và rau củ tươi được phối trộn hài hòa. Vì nhân được giữ tươi nên vừa có độ kết dính, không khô như nhân chín, lại dậy hương thơm quyến rũ khi được cuốn gọn trong lớp bánh tráng gạo mỏng, chiên lên nghe giòn tan. Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng hương thơm, vị giòn từ chả giò bánh tráng gạo dẫu có đặt cạnh bao món cuốn chiên của nhiều nước khác nhau vẫn không bao giờ lẫn được.

Thưởng thức giò chả cũng được coi là nghệ thuật, do đó khi ăn cần đặc biệt chú ý đến độ tươi ngon của sản phẩm. Ví như "nghe thấy" tiếng giòn tan, mùi thơm từ chả giò... sẽ giúp người ăn gợi nhớ đến màu trắng của bún tươi, màu xanh mướt của đĩa rau non xanh đủ vị. Ngoài ra, khi thêm chút nước mắm pha vừa miệng, chả giò xứng danh là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 (do CNN bình chọn) và là một trong 12 món ngon Việt Nam, được kỷ lục châu Á bình bầu năm 2012.

Món giò lụa có thể ăn với cơm gạo tám thơm, dưa hành mà không cần chế biến cầu kỳ. Chính sự bình dị, tự nhiên đã khiến giò lụa lại tăng thêm phần hấp dẫn.

Ngày nay, nhiều người vì lợi nhuận lại cho thêm ít nhiều phụ gia, như hàn the để giò dai, không bở nát, cuốn bằng nilon, giấy bạc hay dùng chất bảo quản để chả giò giữ được lâu… Khi tính tươi mất đi, vị tự nhiên cũng không còn, nhiều món giò lụa, chả giò trông ngon lành nhưng lại "hỏng".

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhấn mạnh: "Cái tâm của người làm nghề là điều quan trọng nhất. Khi tâm sáng, người làm nghề khó lòng 'phản bội' lại cách làm truyền thống để cho ra chả giò, chả lụa kém chất lượng. Vị ngon từ món ăn có hàn the, phụ gia, hóa chất vốn không thể tự nhiên, hay thiếu đi hương thơm từ lá chuối tươi, chỉ còn là đòn giò lụa 'giả truyền thống'. Và khi người làm nghề mất đi cái tâm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho người tiêu dùng".

Giò lụa tươi Cầu Tre được làm từ thịt lợn còn ấm nóng, quết cùng nước mắm giàu đạm, giữ nguyên vẹn lớp lá chuối hột bao quanh, cùng những cuốn chả giò có nhân tươi gói bằng bánh tráng gạo mỏng... sẽ làm hài lòng những người vốn trân trọng nét truyền thống của người Việt.

Tươi - truyền thống - an toàn là điều không thể thiếu để ẩm thực Việt tạo được tiếng vang trên thế giới. Đây còn có thể xem là chuẩn chất lượng để những người kinh doanh gắn bó lâu bền với nghề. "Tôi tin rằng, Cầu Tre đã thực sự tìm được chìa khóa mở lối thành công ấy", tiến sĩ Nguyễn Nhã khẳng định.

Với tâm huyết gìn giữ món ăn trọn vẹn vị truyền thống, chả giò và chả lụa tươi Cầu Tre được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, với cách làm đậm chất cổ truyền như gói trong lá chuối hột tươi (chả giò) và bánh tráng gạo mỏng (chả giò). Món ăn không sử dụng hàn the, chất bảo quản, mang đến bữa ăn đậm vị truyền thống và an toàn cho mọi gia đình trong dịp Tết cổ truyền. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, liên hệ (08) 39615609. Website: www.cautre.vn

Minh Thư

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]