Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kén ăn?

Khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi cũng là lúc trẻ bắt đầu biết khẳng định tính độc lập và chính kiến của mình, vì thế trẻ trở nên khó tính và trẻ kén ăn hơn.

15.5991

Những biểu hiện thường gặp ở trẻ kén ăn

Theo VietNamNet, trẻ kén ăn thường có những dấu hiệu dễ nhận thấy dưới đây. Các mẹ nên nắm bắt được những dấu hiệu này và có hình thức điều chỉnh phù hợp với con.

“Con không ăn món đó đâu”

Kén ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ. Có đến một nửa số trẻ trong độ tuổi từ 2-6 có dấu hiệu kén ăn ở một số thời điểm nhất định. Một trong những hình thức phổ biến của việc kén ăn từ chối không ăn. Ở trẻ đang tập đi và trẻ sơ sinh có thể là đẩy thức ăn ra ngoài, nhổ thức ăn hoặc ném đồ ăn ra khỏi khay (đĩa).

Điều quan trọng là nên tiếp tục cung cấp các thực phẩm này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng để một đứa trẻ chấp nhận một món ăn mới thì có khi phải cho trẻ tiếp xúc với món ăn đó đến cả 15 lần.

Từ chối ăn những thức ăn yêu thích

Với trẻ, ngày hôm nay có thể khác ngày hôm qua. Một ngày nào đó con bạn có thể thích ăn nước sốt táo hoặc cà rốt nhưng ngay ngày hôm sau chúng có thể “giận dữ” từ chối món ăn mà ngày hôm qua chúng rất thích.

Điều này là hoàn toàn bình thường và không phải là dấu hiệu gì đáng báo động. Bạn chỉ cần tiếp tục cung cấp những thực phẩm đã được trẻ thích ăn trước đó và đừng quá lo lắng về việc “trẻ không thích” món đó.

Lặp đi lặp lại một món ăn hàng ngày

Có khi nào con bạn chỉ đòi ăn hoặc ăn một cách rất ngon lành một món ăn trong cả ngày không? Nếu có thì đây là một hình thức của việc kén ăn được gọi là “food jag” – tức là trẻ chỉ thích ăn một món duy nhất trong một ngày. Việc này hoàn toàn không có gì đáng lo ngại cả.

Nhiệm vụ của bạn là hãy để trẻ ăn những thực phẩm mà trẻ thích nhưng vẫn tiếp tục cung cấp các loại thực phẩm phong phú khác nhau. Điều này sẽ khuyến khích trẻ thử nghiệm những thức ăn mới.

Không muốn thử những món mới

Nhiều trẻ sẽ từ chối thử những món ăn mới. Điều này cũng hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn tiếp tục giới thiệu những món mới và để cho trẻ trải nghiệm.

Cuối cùng trẻ sẽ dám “mạo hiểm” để thử nghiệm những món ăn này. Mẹ nên tránh việc “ẩn” những thực phẩm mới trong những món ăn mà trẻ thích ăn bởi vì điều này có thể khiến trẻ mất lòng tin vào bữa ăn hàng ngày.

Cực kì lộn xộn trong bữa ăn

Những biểu hiện của việc lộn xộn như: khóc, ném đồ ăn, lật bát… cũng cho thấy con bạn là một đứa trẻ kén ăn. Bạn có thể vẫn cung cấp thức ăn cho con nhưng nếu trẻ tỏ ra quá lộn xộn thì đừng cố gắng bắt trẻ ăn.

Thay vào đó, hãy đợi cho đến lúc trẻ đói và hào hứng với việc ăn uống. Để xảy ra một cuộc chiến trên bàn ăn với con là điều không bao giờ nên làm.

Không quan tâm đến bữa ăn

Trẻ có thể bị hấp dẫn bởi những món đồ chơi mới trong phòng chơi hoặc một con vật cưng nào đó đang quanh quẩn bên bàn ăn. Trong trường hợp này, việc ngồi xuống bàn ăn ăn một cách ngon lành không mấy hấp dẫn những đứa trẻ này.

Một số trẻ thậm chí chỉ thích ăn khi quá đói hoặc có món ăn yêu thích của chúng ở trên bàn. Vì thế việc để cho trẻ ngồi ăn cùng với bữa ăn gia đình là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp trẻ tập trung và có không khí ăn uống hơn.

Hiếm khi ăn hết khẩu phần

Một đứa trẻ kén ăn sẽ thường xuyên bỏ dở thức ăn thừa trong bát. Thói quen này có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ về lâu dài nhưng trong một thời gian ngắn thì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Nhiều mẹ quá coi trọng việc trẻ ăn hết bao nhiêu thực phẩm trong ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ không phù hợp với lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn thì cũng đừng ép trẻ ăn.

Ăn chậm

Trẻ kén ăn thường ăn rất chậm. Một bữa ăn thường có thể kéo dài đến cả tiếng đồng hồ và bạn thì luôn phải chờ rất lâu bên bàn ăn để con có thể cắn hoặc ăn được một miếng thức ăn nào đó.

Thật khó khăn để một đứa trẻ kén ăn có thể ăn nhanh nhưng bạn cần thiết lập sự cân bằng giữa việc cho trẻ thời gian để tự kiểm soát bữa ăn của mình với việc khuyến khích trẻ ăn uống một cách chủ động. Một bữa ăn kéo dài khoảng 25 đến 30 phút là hợp lý.

Giải pháp khi trẻ kén ăn

VnExpress dẫn tin theo Aboutkidshealth, dưới đây là chia sẻ của thạc sĩ Samantha Thiessen, chuyên gia dinh dưỡng Canada, về những mẹo giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh:

Tuổi tập đi

Ở trẻ mới tập đi, chuyện ăn uống thất thường bữa nhiều, bữa ít là khá phổ biến. Chán ăn có thể là một phần cuộc sống của trẻ, nhưng thường không đáng lo ngại nếu chỉ là tạm thời. Chẳng hạn nếu bé không thích ăn chuối thì có thể dùng các loại quả khác để thay thế.

Cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau của từng nhóm. Ví dụ với ngũ cốc có thể thay đổi cơm cháo, các loại mì ống nhỏ hình thù xinh xắn, bánh mì nướng cắt lát nhỏ, bánh xèo, bánh bao…

Tuổi mẫu giáo

Ở tuổi này, trẻ đã có ý niệm rõ ràng hơn về thích và không thích trong ăn uống, nhưng cha mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé dùng các thức ăn đa dạng. Trong mỗi bữa ăn, hãy cho bé một món ưa thích nhưng vẫn kiên trì với các loại thực phẩm khác để giúp bé chấp nhận các món mới.

Mẹo khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ

- Làm gương: Nếu bạn muốn con ăn những thức ăn bổ dưỡng, hãy cho con thấy bạn cũng đang làm như thế.

- Ngồi cạnh và ăn cùng con.

- Hạn chế sự mất tập trung trong khi ăn: Không để trẻ xem TV, chơi đồ điện tử hoặc đọc sách truyện khi ăn.

- Hạn chế thời gian mỗi bữa ăn: Cho trẻ đủ thời gian để ăn bằng cách quan sát các biểu hiện của bé, nhưng không nên chờ đợi quá lâu. Thông thường, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút.

- Với đồ ăn mới, hãy để bé thử một vài miếng, nhưng tránh mặc cả hay dùng các biện pháp ép buộc.

- Kiên nhẫn và tiếp tục cho bé dùng những thực phẩm bổ dưỡng, kể cả nếu bé liên tục từ chối.

- Khi tới bữa, hãy để bé tự quyết định ăn hay không ăn, nhưng hết giờ thì dọn ngay đồ ăn đi.

- Khen ngợi và khuyến khích khi bé ngồi ăn nghiêm túc và chịu thử món mới.

- Đừng quá chú ý tới các nghi lễ khi ăn uống như cầm thìa đũa đúng cách, không để đồ ăn dây bẩn ra áo quần…

- Cho bé tham gia chọn món ăn và chuẩn bị bữa ăn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ tích cực tham gia vào việc này thường ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Nếu con bạn rất kén ăn hoặc nếu bạn lo lắng về thói quen ăn uống của bé thì hãy trao đổi với bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ trước tuổi đến trường

Trẻ ở độ tuổi tập đi thường thích ăn những bữa nhỏ và ăn thường xuyên. Thông thường, các bé sẽ ăn bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, kèm thêm bữa ăn nhẹ buổi sáng và buổi chiều. Ở độ tuổi này, dạ dày của trẻ còn nhỏ và các bé không cần ăn nhiều thức ăn mới cảm thấy no.

Vì vậy, điều quan trọng là cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng và để bé tự điều chỉnh lượng thức ăn mà cơ thể cần. Quy tắc này cũng áp dụng cho trẻ ở tuổi mẫu giáo, đặc biệt là khi các bé đang trải nghiệm nhiều loại thực phẩm hơn và phát triển thói quen ăn uống.

Khi trẻ đã quen với đồ ăn cứng hơn, cần chú ý cân bằng lượng thức ăn rắn với đồ uống và đề phòng nguy cơ trẻ bị nghẹn.

Trẻ em mọi lứa tuổi cần được cung cấp thực phẩm bổ dưỡng từ 4 nhóm thức ăn chính: rau-củ-quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm sữa, thịt và các thực phẩm thay thế.

Để khuyến khích bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, hãy tạo không khí thư giãn cho bữa ăn gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã có khả năng quan sát và học hỏi từ hành vi ăn uống của cha mẹ. Trẻ nhận biết được mối liên quan giữa bữa ăn và không khí gia đình đầm ấp, vui vẻ.

Tránh ép con "vét sạch bát" và không cho trẻ ăn giữa bữa chính và các bữa phụ. Trẻ ăn liên tục hoặc bị ép ăn hết đồ ăn trong bữa chính không thể học cách nhận biết cơn đói. Những trẻ này có thể gặp khó khăn trong hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]