Chăm sóc người mẹ trong thai kì và nuôi con

Nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước.

15.5673

Muốn con khỏe mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

Trước hết, để có một gia đình hạnh phúc, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Nuôi được một đứa con nên người rất công phu, tốn kém, cho nên phải tính toán, cân nhắc kỹ trước khi định có con. Trong tình hình kinh tế chung hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Không nên có con quá sớm, trước 22 tuổi, vì đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ, hoàn thiện. Không nên sinh quá muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu, các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30, khoảng cách mỗi lần sinh ít nhất là 3 năm.

Chăm sóc người mẹ

Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nhằm đảm bảo thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai, người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà.

Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khỏe để thai phát triển bình thường.

  • 1

    Nên thực hiện việc khám thai định kỳ

    Nên thực hiện việc khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không; lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho ngýời mẹ kịp thời; lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược dự đoán trước cuộc đẻ và ngày sinh. Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần.

  • 2

    Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc

    Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu, chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng thuốc kháng sinh có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do ðó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc.

  • 3

    Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

    Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động quá sức. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi đẻ.

  • 4

    Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân

    Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, thiếu máu, phù nề và các bệnh tim, gan, thận...

    Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Ðể phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng.

    Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]