Chăm sóc rốn cho bé tại nhà

Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn là nơi mang các dưỡng chất và dưỡng khí quí báu từ mẹ sang cho thai nhi và nhờ thế mà bé lớn lên từng ngày.

15.6126
Ảnh sưu tầm
Đến khi đủ chín tháng mười ngày bé cất tiếng Khóc chào đời, các thầy thuốc đỡ đẻ cắt rốn cho bé và thế là dấu tích của sự nối kết kỳ diệu giữa mẹ và con ngày nào nay chỉ còn là cái cuống rốn nhỏ dài độ 4-5 cm. Ấy thế mà cái cuống rốn nhỏ này lại gây lúng túng cho các bà mẹ trẻ. Các chị thường bối rối không biết phải chăm sóc rốn cho bé như thế nào và thường làm theo những lời mách bảo của những người lớn tuổi trong gia đình hoặc xung quanh. Nhiều trường hợp các chị vô tình đã làm bé bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc như băng rốn quá kín, bôi thuốc đỏ, rắc kháng sinh, thậm chí là rắc tiêu, đắp chất bẩn, sái á phiện lên rốn càng làm cho bé thêm nguy kịch.

Bình thường rốn bé sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng vào máu gây nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để giúp các bà mẹ và gia đình biết cách chăm sóc rốn cho bé tại nhà, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Siêm, Phó trưởng khoa sơ sinh và chị Dương Tố Trân, điều dưỡng trưởng khoa đã hướng dẫn cách chăm sóc như dưới đây.

1. Chuẩn bị vật liệu chăm sóc rốn:

• Que gòn vô trùng
• Chai cồn 700
• Gạc vô trùng
Những thứ này các bà mẹ đều có thể mua tại các nhà thuốc tây.
2. Các bước thực hiện chăm sóc rốn:

• Rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước
• Tháo băng rốn của trẻ ra
• Quan sát rốn và vùng Da quanh rốn xem có dấu hiệu gì bất thường hay không
• Rửa tay hoặc sát trùng tay lại bằng dung dịch cồn 70 độ
• Dùng que gòn tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự sau:
+ Chân rốn
+ Thân cuống rốn
+ Mặt cắt cuống rốn
+ Da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5 cm
• Thay que gòn khác cho mỗi lần sát trùng
• Sau 2 ngày tuổi thì không cần phải băng rốn lại sau khi chăm sóc để rốn mau khô. Có thể băng bằng gạc mỏng nếu rốn còn ướt
Nếu chưa biết cách chăm sóc rốn, các bà mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.
3. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu thấy có một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng rốn:

• Rốn, Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ
• Rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng hơn 2 ngày.
• Rốn có mùi hôi
• Rốn chảy máu
Trẻ sốt, Bú kém.

Nhiễm trùng rốn và những việc cần làm

Nhiễm trùng rốn thường là do nhiễm tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp trẻ bị uốn ván rốn nếu bà mẹ không được chủng ngừa uốn ván lúc mang thai và thủ thuật chăm sóc không vô trùng.

Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng huyết với biểu hiện: Trẻ ngủ ngủ li bì, Bú kém, sốt hoặc hạ thân nhiệt. Có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn, gây thuyên tắc tĩnh mạch gan hoặc áp-xe gan.

Điều trị: chăm sóc rốn và dùng kháng sinh. Nếu do uốn ván rốn, cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván.

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc rốn theo hướng dẫn sau:

- Chăm sóc rốn 2 lần mỗi ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn.

- Các dung dịch sát trùng rốn có thể dùng: nước muối sinh lý để rửa sạch mủ, cồn 70 độ, cồn iode 2-3%.

- Dùng que gòn sạch hoặc gạc vô trùng thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn (nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn).

- Lau sạch thuốc sát trùng còn đọng lại ở chân rốn. Không đắp gạc hoặc rắc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lễ Da xung quanh rốn.

4. TRÁNH làm những điều sau khi chăm sóc rốn:

• Băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng
• Bôi hoặc đắp bất kỳ chất gì lên rốn vì vừa có thể gây nhiễm trùng rốn vừa gây ngộ độc như sái á phiện, hoặc bị ngộ độc thủy ngân do bôi thuốc đỏ.

5.Các tình trạng khác có thể gặp sau khi rụng rốn.

Chồi rốn: sau khi rụng rốn, dưới chân rốn còn tồn tại một mô hạt nhỏ gây ít rỉ dịch kéo dài. Nếu chồi rốn to và rỉ dịch nhiều gây nhiễm trùng rốn kéo dài, cần phải đốt chồi rốn bằng dao điện.

Tồn tại ống ruột rốn hoặc niệu rốn: là một ống thông nối chưa bít hẳn giữa ruột và rốn hoặc giữa bàng quang và rốn, gây rỉ dịch ruột kéo dài hoặc rỉ nước tiểu ra lỗ rốn. Trường hợp này phải điều trị bằng phẫu thuật.

bibi.vn
theo
Bệnh viện nhi đồng 1
và Sức khỏe& đời sống

Theo Bibi

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]