Chăm sóc sức khoẻ bằng cây lá

Nhiều người chỉ chăm chăm tìm các thức ăn bổ, quý... mấy ai biết, nhiều cây lá, thực phẩm đơn giản, dễ tìm, có ở xung quanh chúng ta cũng có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, chữa bệnh rất tốt.

15.5734

Hoa thiên lý được ưa thích bởi mùi thơm dịu nhẹ. Loài hoa này khi sử dụng nấu canh ăn (ăn thêm cả lá) có tác dụng giúp cơ thể khoan khoái, dễ ngủ, ngủ ngon, đỡ đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng. Theo Đông y, lá và hoa thiên lý có tác dụng an thần, bổ tâm, bổ thận.

Các loại rau thơm ngoài việc là rau gia vị giúp tăng cảm giác ngon miệng còn phòng bệnh rất hiệu quả. Cụ thể, rau mùi chữa đau bụng ở trẻ em, lợi sữa, chống cảm cúm. Người ta tận dụng hạt mùi già nấu nước sôi uống và phun vào người giúp cho sởi mọc thoát chóng bay. Rau ngổ giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, giải quyết chứng trướng đầy bụng, khó tiêu. Rau húng quế khi ăn kèm với lòng lợn, tiết canh, thịt chó... giúp dễ tiêu hóa, chống ngộ độc, dị ứng thức ăn. Rau húng chanh có tác dụng chữa cảm cúm, ho, tiêu diệt các loài vi khuẩn có hại trong ruột, giúp tiêu hóa tốt. Rau cần tây giúp hạ huyết áp cao, đồng thời chữa chứng khó tiêu, thiếu máu.

Khi bị cảm cúm, ăn cần tây với cháo nóng sẽ giúp giải cảm nhanh (người bị cảm cúm ăn sống cần tây hoặc ăn với cách chế biến nấu canh, xào... đều tốt). Nếu không dùng cần tây, có thể dùng rau tía tô chữa cảm cúm (xông hoặc ăn với cháo). Tía tô còn giúp giải độc khi bị dị ứng thức ăn sau khi ăn cá, cua, ốc, hến...; chữa ho, tê thấp bằng cách ăn sống tía tô hoặc nấu nước xông, làm gia vị cho các món canh, món cháo... Rau má có đầy ngoài đồng ruộng có tác dụng giải nhiệt, bí tiểu, rôm sảy, ngứa... Uống nước lá chè tươi giúp làm chắc răng, mịn da, bảo vệ sức khoẻ (do trong lá chè tươi có khoảng 50 nguyên tố khác nhau cần thiết cho cơ thể).

Ngoài ra, để bảo vệ sức khoẻ, đừng quên buổi tối trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước muối loãng ấm (4 mùa đều ngâm chân), sau đó uống sữa đậu nành để bổ sung canxi cho cơ thể, giúp gân cốt dẻo dai.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]