Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân

Thực tế hiện nay cho thấy, tuổi dậy thì của trẻ ngày càng sớm, trong khi tuổi kết hôn trung bình ngày càng trễ. Do đó, khoảng thời gian THN cũng dài ra. Đây cũng là giai đoạn nhiều trẻ mang thai sớm, ngoài ý muốn; nạo phá thai và bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

0

Hôn nhân  là kết quả của sự hòa hợp giữa 2 con người trên 2 lĩnh vực:

Tinh thần - tình yêu.

Thể xác - tình dục.

Còn “tiền hôn nhân” là thời  gian từ lúc một người bắt đầu dậy thì đến khi lập gia đình. Đối tượng tiền hôn nhân là vị thành niên - thanh niên và các cặp nam - nữ chuẩn bị kết hôn.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp gia đình hạnh phúc, bền vững
Vì sao phải chăm sóc sức khỏe THN?

Thực tế hiện nay cho thấy, tuổi dậy thì của trẻ ngày càng sớm, trong khi tuổi kết hôn trung bình ngày càng trễ. Do đó, khoảng thời gian THN cũng dài ra. Đây cũng là giai đoạn nhiều trẻ mang thai sớm, ngoài ý muốn; nạo phá thai và bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, trước hôn nhân, đa phần bạn trẻ chỉ lo tất bật chuẩn bị vật chất như: vàng vòng ngày cưới, mâm quả rước dâu hay chụp hình, dã ngoại, váy áo cưới… còn tâm lý, sức khỏe nói chung hay sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng hầu như không được nhắc đến.

Một thực tế cho thấy sau khi cưới cũng thường xảy ra các vấn đề như sau:

Mất trinh trước khi cưới.

Người vợ lãnh cảm do bị đau đớn bởi sự quá “hào hứng” của chồng.

Người vợ có tử cung thấp nên có chửa là sảy thai, sau 3 lần sảy đi khám mới biết nguyên nhân.

Có bạn nữ bị bệnh phụ khoa nhưng không dám đi khám chỉ vì chưa có chồng.

Rất nhiều đứa trẻ sinh ra bị dị tật không được cha mẹ thừa nhận phải đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi…

Như vậy, về mặt cộng đồng, khám sức khỏe THN được xem là một biện pháp để giải quyết bài toán dân số, khi chất lượng dân số ngày càng cao thì người ta có thể yên tâm khi có ít con. Và chăm sóc sức khỏe THN là bước đầu tiên của quy trình khám sàng lọc (trước sinh và sơ sinh) nhằm nâng cao chất lượng dân số đầu đời.

Lợi ích của chăm sóc sức khỏe THN

Chăm sóc sức khỏe THN chính là sự chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, bền vững. Đây cũng chính là chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn, an toàn và có trách nhiệm.

Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe THN cũng chú trọng việc chăm sóc SKSS phù hợp và sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả nhất.

Phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ, vô sinh về sau.

Dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn về sau.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản THN như thế nào cho hợp lý?

Truyền thông - giáo dục cung cấp kiến thức và kỹ năng về:

 Sức khỏe tình dục: phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- An toàn.

- Thỏa mãn.

- Có trách nhiệm.

- Duy trì nòi giống.

 Áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (thuốc tránh thai, vòng tránh thai, bao cao su, triệt sản).

Chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe tiền thai:

- Tuổi có con (22 - 35) và khoảng cách giữa 2 lần sinh (3 - 5 năm).

- Các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con: qua đường tình dục: giang mai, viêm gan B, HIV; qua đường hô hấp: rubella, cúm…

- Các bệnh có thể tiến triển nặng hơn khi có thai và có thể ảnh hưởng đến thai (suyển, đái tháo đường, tim mạch).

- Những điểm cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị có thai.

Xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững:

- Các thành viên trong gia đình hãy là bạn tốt của nhau: trao đổi, chia sẻ công việc, khó khăn, thách thức trong cuộc sống, đặc biệt là về SKSS - KHHGĐ giữa vợ chồng với nhau và giữa cha mẹ với con cái. Hãy luôn thể hiện tình yêu thương.

Thống kê của chương trình tầm soát sức khỏe THN được thực hiện miễn phí trong thời gian gần đây cho thấy, 20 - 30% cặp vợ chồng bị mắc một số bệnh, điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc về sau. Nếu không khám sức khỏe trước khi kết hôn, người vợ hoặc người chồng không hề biết trước bạn đời của mình có khỏe mạnh hay không.

- Con cái là suối nguồn của yêu thương và hạnh phúc, là sợi dây thắt chặt tình cảm và hạnh phúc gia đình.

- Gia đình là tế bào của xã hội.

- Gia đình phải có trách nhiệm đối với xã hội để tạo nên một xã hội cân bằng và phát triển bền vững: gia đình quy mô ít con, không thiên lệch giới tính.

Tư vấn về bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh:

Nguyên nhân: di truyền, môi trường, mẹ dùng thuốc khi mang thai, mẹ bị bệnh khi mang thai.

Các trường hợp nguy cơ:

- Mẹ trên 55 tuổi sinh con so, trên 40 tuổi sinh con rạ.

- Đã từng sinh con dị tật - thai lưu - sảy thai liên tiếp.

- Bố mẹ có tiếp xúc với: tia xạ, chất độc hóa học, chất độc da cam.

- Mẹ mắc bệnh (truyền nhiễm, nội khoa…).

- Siêu âm, xét nghiệm máu có phát hiện bất thường.

Lập cây gia đình để xác định gen di truyền.

Một số tật bệnh di truyền và bẩm sinh thường gặp:

- Di truyền: thalassaemia, hemopphilia, bạch tạng, thừa ngón, vô sọ…

- Bẩm sinh: sứt môi, chẻ vòm hầu, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, khuyết tật ống thần kinh.

Khám kiểm tra sức khỏe THN.

Tiêm ngừa: cúm, sởi, thủy đậu, rubella, viêm gan B, ung thư cổ tử cung.

Như vậy, không chỉ là việc hướng dẫn các biện pháp tránh thai hay sinh hoạt tình dục an toàn, công tác chăm sóc sức khỏe THN còn nhằm các mục đích hết sức thiết thực và to lớn là chuẩn bị tâm, sinh lý để xây dựng một gia đình hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần.

 BS. TÔ THỊ KIM HOA


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]