Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi an toàn, hiệu quả giúp trẻ mau lành bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

0

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, viêm phổi là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất ở trẻ em dưới năm tuổi - tính trung bình trên toàn cầu căn bệnh này làm chết trẻ em dưới 5 tuổi nhiều hơn số trẻ chết vì bệnh AIDS, sốt rét và bệnh lao cộng lại. Mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em thiệt mạng vì bệnh viêm phổi trên toàn thế giới, chiếm 15% tổng số trường hợp tử vong của trẻ em trong độ tuổi này

Những biểu hiện trẻ bị viêm phổi

Biểu hiện ban đầu ở những trẻ nghi bị viêm phổi là trẻ có thể bị sốt, đôi khi sốt cao từ 39 - 40oC (khiến trẻ lạnh run). Ho cũng là biểu hiện phổ biến khi trẻ bị viêm phổi, những ngày đầu của bệnh trẻ thường ho khan, có những trẻ ho có đàm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì tình trạng tăng tiết chất nhầy nhớt trong đường hô hấp.

Trẻ có thể bị chảy nước mũi, nước mũi trong hoặc có màu xanh hoặc vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh, sổ mũi thường làm trẻ nghẹt mũi gây khó khăn cho việc ăn uống và bú mẹ của trẻ.

Thở nhanh là dấu hiệu rất đặc trưng và xuất hiện từ rất sớm có thể giúp phụ huynh nhận biết được trẻ có bị viêm phổi hay không.

Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu nhịp thở ≥ 60 lần/phút là trẻ thở nhanh, trẻ từ 2 tháng - 12 tháng tuổi nếu nhịp thở ≥ 50 lần/phút là thở nhanh, trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi nếu nhịp thở đếm được ≥ 40 lần/phút là trẻ thở nhanh.

Các dấu hiệu giúp xác định trẻ bị viêm phổi nặng cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để tích cực điều trị giúp trẻ vượt qua những nguy hiểm của bệnh. Những dấu hiệu gợi ý bệnh diễn biến nặng như:

- Trẻ thở co lõm ngực.

- Trẻ thở rít.

- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, lừ đừ, nôn ói nhiều, sốt cao từ 39oC liên tục không hạ sau khi đã tích cực hạ sốt.

Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị viêm phổi

Điều trị và chăm sóc trẻ viêm phổi

Theo phác đồ điều trị bệnh viêm phổi của Bộ Y tế, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của bệnh.

Đối với các nguyên nhân do siêu vi trùng, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn thích hợp giúp trẻ bệnh mau lành bệnh.

Đối với các nguyên nhân do vi trùng hoặc vi nấm cần phải uống kháng sinh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh đường hô hấp bằng việc dùng khăn sạch làm thông thoáng đường hô hấp như: rửa mũi cho trẻ bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), lấy bớt đàm nhớt đang ứ đọng ở đường hô hấp giúp trẻ dễ thở và thuận lợi trong việc ăn uống hoặc bú mẹ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ: tăng cường cho trẻ bú mẹ (nếu trẻ còn bú mẹ sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn), thức ăn cho trẻ cần đảm bảo số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trong lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị ói, gia đình nên cho thức ăn nhẹ, lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng. Trẻ dễ ói nên cho ăn cẩn thận vì có thể bị sặc gây viêm phổi hít và làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.

Trẻ ho nhiều, phụ huynh có thể cho trẻ uống những loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc (thảo dược) an toàn cho sức khỏe của trẻ như: tần dày lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong, hoa hồng bạch hấp đường (phổ biến ở miền Bắc), phụ huynh có thể tự chế biến hoặc mua những loại thuốc ho an toàn chế biến sẵn.

Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.% tổng số trường hợp tử vong của trẻ em trong độ tuổi này.

Báo Vietnamnet cũng cho biết thêm, để đảm bảo an toàn cho trẻ trước căn bệnh này, các mẹ nên biết các điều này.

Ủ ấm trẻ quá kỹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.

Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh.

Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Viêm phổi thường lây lan rất nhanh

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, hay qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Do đó, khi trong gia đình có người mắc bệnh, người lớn nên chú ý phòng tránh cho trẻ và không nên đưa trẻ đến những chỗ đông người.

Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phổi có liên quan đến suy dinh dưỡng

Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng, có nguy cơ tử vong cao hơn khi bị viêm phổi. Điều này là do suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ngăn không cho cơ thể chiến đấu lại căn bệnh này.

Các yếu tố có liên quan đến dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến 45% các ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Do đó, các mẹ cẩn phải đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ được khỏe mạnh để chống trọi tốt với các virus gây bệnh.

Thuốc tham khảo: Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Mỹ Linh

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]