Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

15.5645

Nhận định chung

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi hemoglobin dưới giới hạn sau:

Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb dưới 110 g/l.

Trẻ 6 tuổi - 14 tuổi: Hb dưới 120 g/l.

Trưởng thành: Nam: Hb dưới 130/1. Nữ: Hb dưới 120g/1. Nữ có thai: Hb dưới 110 g/1.

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi.

Nhắc lại chuyển hoá sắt:

Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin, cần thiết cho sự sống.

Lượng sắt trong cơ thể rất ít: ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt, ở cơ thể trưởng thành có 3,5 - 4,0 g sắt.

Thức ăn là nguổn cung cấp sắt cho cơ thể. Sắt được hấp thu ở toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non.

Nhu cầu hấp thu sắt thay đổi tuỳ theo sự phát triển cơ thể:

Trẻ 3 - 12 tháng: 0,7 mg/ngày.

Trẻ 1 - 2 tuổi : 1 mg/ngày.

Tuổi lớn hơn, giai đoạn dây thì: 1,8 - 2,4 mg/ngày.

Sắt thải trừ ít theo phân, nước tiểu, mổ hôi, bong tế bào ở da, niêm mạc, móng, chu kì kinh.

Nguyên nhân

Cung cấp sắt thiếu

Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguổn gốc động vât.

Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít).

Hấp thu sắt kém

Giảm độ toan dạ dày.

Tiêu chảy kéo dài.

Hội chứng kém hấp thu.

Dị dạng ở dạ dày - ruột.

Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.

Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dây thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.

Triệu chứng

Triệu chứng lấm sàng

Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra sớm từ tháng thứ 2 - 3 ở trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi.

Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ.

Mệt mỏi, ít hoạt động.

Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, móng bẹt dễ gãy ít gặp ở trẻ em.

Triệu chứng xét nghiệm

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hổng cầu nhỏ. Huyết sắc tố giảm nhiều hơn số lượng hổng cầu.

Sắt huyết thanh giảm < 10="" p,mol/l="" (bình="" thường="" 11="" -="" 28="">

Phòng bệnh

Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai, lưu ý tới những trẻ có nguy cơ như các trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ dưới 3 tuổi, trẻ bị thiếu sữa mẹ và các bà mẹ có thai.

Thời gian có thai, cho mẹ ăn chế độ ăn giàu sắt, các bà mẹ có thai bị thiếu máu thiếu sắt điều trị bằng các chế phẩm sắt.

Giáo dục dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung nước hoa quả từ tháng thứ 2 - 3, cho ăn bổ sung thức ăn thực vât và động vât.

Với trẻ đẻ non, sinh đôi, thiếu sữa mẹ nên dùng sữa, thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20 mg/ngày từ tháng thứ 2.

Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính.

Lập kế hoạch chăm sóc

Nhân định

Hỏi bệnh:

Phát hiên thấy trẻ da xanh từ bao giờ? Xảy ra từ từ hay đột ngột? Mức độ tiến triển?

Có các dấu hiệu kèm theo da xanh không? Như dấu hiệu tiêu hoá: đau bụng, nôn, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy kéo dài; dấu hiệu chảy máu: đi ngoài phân máu, chảy máu kéo dài bộ phân sinh dục.

Tiền sử sản khoa: đẻ đủ tháng hay thiếu tháng? Sinh đôi?

Tiền sử nuôi dưỡng: Có đủ sữa mẹ không? Ăn sam từ tháng thứ mấy? Chế độ ăn sam như thế nào?

Tiền sử bệnh tât: các bệnh kèm theo như giun móc, ỉa chảy kéo dài, l oét dạ dày - tá tràng...

Bệnh nhân có chán ăn, mệt mỏi? Có hoa mắt chóng mặt ở trẻ lớn?

Thăm khám:

Da, niêm mạc: mức độ da xanh, niêm mạc nhợt phản ánh mức độ thiếu máu.

Trong thiếu máu thiếu sắt da xanh nhợt nhạt nhiều, niêm mạc nhợt vừa phải.

Đếm nhịp thở: phát hiện tình trạng khó thở do thiếu máu.

Đếm mạch: phát hiện dấu hiệu suy tim do thiếu máu.

Đo huyết áp, nhiệt độ.

Một số trường hợp phải xem phân: tính chất, mầu sắc, xét nghiệm tìm ký sinh trùng.

Chẩn đoán chăm sóc

Da xanh nhợt nhạt do thiếu máu.

Trẻ mệt, ít vân động do thiếu máu.

Nguy cơ suy tim do tim làm việc bù trong thời gian dài vì thiếu máu.

Thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu yếu tố tạo máu là sắt.

Kế hoạch chầm sóc

Trẻ mệt, ít vận động do thiếu máu:

Hỗ trợ để tăng lượng máu lên não:

Nằm nghỉ ngơi tại giường, tư thế đầu thấp để máu về não được nhiều hơn.

Không để trẻ gắng sức: giúp trẻ khi đi lại hoặc sinh hoạt, nhắc nhở trẻ không chạy nhảy nhiều.

Tăng tạo máu:

Hướng dẫn trẻ uống chế phẩm sắt.

Thực hiện y lệnh truyền máu (nếu có).

Hướng dẫn ăn nhiều chất đạm, vitamin C, axit folic.

Thực hiện y lệnh thuốc.

Đánh giá mức độ tiến triển của thiếu máu:

Mức độ da xanh, niêm mạc nhợt tăng hay giảm.

Theo dõi mức độ chảy máu (nếu có).

Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp.

Xét nghiệm lại công thức máu sau 1 tuần, 2 tuần điều trị: dựa vào số lượng hổng cầu non, số lượng hổng cầu và lượng huyết sắc tố để đánh giá tiến triển của thiếu máu.

Nguy cơ suy tim do tim làm việc bù trong th ời gian dài vì thiếu máu:

Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, tránh gắng sức.

Thực hiện y lệnh truyền máu.

Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim (nếu có).

Thực hiện y lệnh thở oxy (nếu có).

Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.

Theo dõi số lượng nước tiểu.

Thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu yếu tố tạo mấu là sắt:

Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn lỏng, giàu năng lượng đặc biệt các thức ăn có hàm lượng sắt cao như thịt nạc, lòng đỏ trứng, đâu, rau xanh, nước hoa quả.

Thực hiện y lệnh thuốc để tăng khả năng tạo máu: viên sắt.

Cho trẻ uống các muối sắt, các muối sắt hoá trị 2 dễ hấp thu hơn. Liều lượng có hiệu quả là 4 - 6 mg/kg/ngày. Có thể dùng:

Sulfat sắt: 20 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần, uống giữa 2 bữa ăn (vì photphat, phytat làm giảm khả năng hấp thu sắt).

Hoặc gluconat sắt: 40 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần, uống giữa 2 bữa ăn.

Thời gian điều trị 8 - 12 tuần, có thể kéo dài hơn.

Cho uống kèm thêm vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Chú ý giải thích cho gia đình và bệnh nhân biết khi dùng thu ốc phân của trẻ có màu đen xám, có thể có táo bón kèm theo. Trong trường hợp dùng quá liều có thể gây nôn, ỉa lỏng, cần giảm liều.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]