Chăm sóc trẻ khi lên sởi

Sởi là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu biết chăm sóc, sẽ không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, sẽ dễ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

15.6027

Khi bị lên sởi trẻ thường có những biểu hiện sau :

 

- Không cảm thấy đói.

 

- Da phát ban. Trên da xuất hiện những vết mẩn đỏ từ 1 đến 2 ngày trước khi trẻ cảm thấy mệt mỏi và ốm. Trẻ có thể bị sốt cao khi các nốt phát ban xuất hiện. Phát ban thường bắt đầu ở mặt và đầu, sau đó có thể lan rộng ra ngực, lưng, bụng, tay, chân và bàn chân. Các vết mẩn trên da sẽ tự bay mất sau từ 5 - 8 ngày, tiếp đó là hiện tượng bong da.

 

- Xuất hiện những chấm trắng nhỏ bên trong miệng, thường là ở mặt dưới hai má.

 

- Trẻ có biểu hiện mệt, quấy khóc.

 

- Đau bụng, nôn và tiêu chảy.

 

Nguyên tắc chăm sóc

 

Khi trẻ bị lên sởi, cần chú trọng đến việc chăm sóc trẻ. Để chăm sóc trẻ đúng cách và an toàn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

 

- Thuốc trị ho: Bạn cần cho trẻ dùng thuốc trị ho. Thuốc trị ho sẽ giúp trẻ mau chóng giảm những cơn ho và có cảm giác dễ chịu hơn.

 

- Thuốc hạ sốt: Có thể cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Ngoài ra nếu muốn cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Lưu ý việc quá lạm dụng thuốc acetaminophen có thể gây hại cho gan.

 

- Tuyệt đối không cho bé dùng các loại thuốc kháng sinh: Nó không những không giúp trẻ khắc phục được tình hình mà còn khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, hơn thế nữa có thể dẫn đến hội chứng Reye.

 

Hãy đọc kỹ nhãn mác của các loại thuốc trước khi cho bé uống. Một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể gọi là salicylate hay acetylsalicylate, tuyệt đối không nên cho trẻ dùng..

 

- Giúp bé thư giãn và nghỉ ngơi: Trong giai đoạn này, trẻ cần đuợc nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.

 

- Tạo độ ẩm không khí: Nên bằng cách này hay cách khác làm tăng độ ẩm không khí trong phòng của trẻ. Điều này sẽ giúp các chất nhầy ở cổ, mũi lỏng ra, làm bé dễ thở hơn, làm dịu những cơn ho.

 

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm chức năng như rau củ quả, bánh mỳ, bơ sữa, thịt cá. Nếu cảm giác mệt mỏi khiến bé không đói hoặc không muốn ăn thì nên cho trẻ ăn từ từ ít một và chia thành nhiều bữa nhỏ.

 

- Cho bé uống đủ nước: Hãy cho bé uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Khi bị sởi, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước.

 

Ngoài ra cũng có thể cho bé uống các loại nước hoa quả, nước giải khát không chứa caffein. Chú ý không nên cho trẻ uống cà phê, trà, soda.

 

- Giữ cho mũi của trẻ luôn sạch và “thông thoáng”: Mũi của trẻ nên được giữ sạch, không có gỉ mũi nhất là khi bú mẹ hay bú bình để trẻ dễ thở hơn. Lau mũi sạch trước khi đi ngủ.

 

- Chăm sóc mắt: Việc chăm sóc mắt cũng rất quan trọng. Hãy lau sạch mắt bằng một chiếc khăn mềm và ướt, không nên để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, chính vì vậy nên giữ trẻ ở trong phòng tối.

 

- Không để trẻ sống chung với môi trường thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến tim, phổi của trẻ. Thậm chí, nếu hít nhiều khói thuốc, bé sẽ dễ có nguy cơ bị viêm phổi và ung thư về sau. Cho nên, hãy đảm bảo môi trường sống của trẻ trong sạch và không có khói thuốc.

 

Lưu ý: Bệnh sởi là bệnh rất dễ lây lan nên trẻ cần được cách ly. Nên tránh gió khoảng 8 ngày cho đến khi những nốt phát ban bay hết.

 

Hãy tiêm vắc xin cho trẻ, sau khi đã khỏi bệnh. Việc tiêm vắc xin cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo Thu Hà
Dân Trí

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]