Chăm sóc trẻ sốt tại nhà đúng cách

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường.

15.5879

Cách xác định trẻ bị sốt

Theo ThS.BS. Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, trẻ đang bị sốt thấy nóng ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi.

Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,50C là sốt nhẹ; từ 38,5 - 390C là sốt vừa; 39 - 400C là sốt cao; >400C là sốt rất cao.Sốt cũng giúp cơ thể trẻ chống chọi với bệnh tật, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, sức đề kháng của cơ thể cũng nâng cao, giúp tiêu diệt bớt các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân làm trẻ bị sốt

Nguyên nhân do nhiễm trùng: Nhiễm siêu vi: nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt ở trẻ em. Bệnh thường khỏi sau 7 ngày. Có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ em nhưng nguy hiểm nhất là siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh thủy đậu.

Nhiễm vi trùng: thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản.

Có thể là tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn như bệnh tả, bệnh kiết lỵ, bệnh thương hàn… hoặc những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, viêm màng não do não mô cầu, nhiễm trùng máu…

Một số tác nhân gây nhiễm trùng khác: có thể làm trẻ bị sốt như nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm lao.Nguyên nhân không do nhiễm trùngTăng nhiệt độ do trẻ được ủ ấm quá kỹ.Tiêm chủng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị sốt sau khi được tiêm chủng những loại vắc-xin trong năm đầu đời.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường chia sẻ trên Vnexpress, sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng.

- Paracetamol: Thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày - ruột. Liều thường dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi lần. Có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

Lau mát, hạ sốt cho bé khi:

- Bé bị sốt cao trên 40 độ C.

- Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.

Chuẩn bị dụng cụ:

- 5 khăn nhỏ để lau mát.

- Thau nước ấm.

- Nhiệt kế.

- Đặt bé nằm ngửa trên giường.

- Cởi bỏ quần áo trẻ.

- Lấy nhiệt độ bé.

- Rửa tay.

- Chuẩn bị nước lau mát:

+ Cho ít nước lạnh vào trong thau.

+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.

+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

- Lau mát.

+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.

+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.

+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.

+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.

+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.

+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Những điều không nên làm khi bé bị sốt

- Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang sốt.

- Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.

- Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.

- Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Tiến Khê

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]