Chẩn bệnh qua “nhìn”

Thời gian gần đây xuất hiện một số người không phải trong ngành y nhưng có thể nhìn vào móng tay, nốt ruồi, mắt mà chẩn bệnh cho mọi người.

15.6033

Y học dân tộc và y học hiện đại có công nhận phương pháp này không? Có cho người bệnh kết quả chính xác không?

Ông Đỗ Sơn Hà (Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết có thể chẩn bệnh qua móng tay, nốt ruồi được đưa rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ.

Theo ông Hà, khi ra đời, trên cơ thể người không có nốt ruồi. Một số ít trẻ ra đời trên khuôn mặt, lưng hoặc tay, chân có vết chàm màu hồng hoặc màu đen. Những vết chàm này theo suốt cuộc đời của người đó. Nếu thấy nốt ruồi biểu hiện một trong các trạng thái sau thì đích thị mắc bệnh ung thư như bề mặt nốt ruồi thường nhẵn không nứt vỡ.

Nếu thấy bề mặt nốt ruồi nứt vỡ, dễ chảy máu, điều đó báo cho ta biết đã mắc bệnh ung thư. Khi mới xuất hiện nốt ruồi, xung quanh chân hoặc thân nốt ruồi không có quầng đỏ, nếu thấy xung quanh chân hoặc thân nốt ruồi có quầng đỏ, điều đó cho ta biết bệnh ung thư mới phát. Nếu thấy nốt ruồi phát triển lớn trong thời gian ngắn ta cần nghĩ ngay tới trong cơ thể có bộ phận mắc bệnh ung thư..

Người thầy thuốc có thể xem mạch mà phát hiện ra nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, thận... Ảnh minh họa: IE.

TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ, đây là cách nhận biết trong Đông y dựa vào các nét bất thường trên mặt, tay, chân, mắt... Nếu móng tay có hình dáng dùi trống thì 100% là ung thư phổi. Tuy nhiên, người thầy lang cần có trình độ mới đoán được chính xác các bệnh khó.

TTND Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Lương y có kinh nghiệm có thể chuẩn tới 80%

Đây chính là một trong tứ chẩn bệnh của Đông y: Vọng - văn - vấn - thiết. Vọng nghĩa là nhìn. Có hàng trăm cách nhìn và chỗ nhìn khác nhau như mặt, tay, chân, lưỡi, mắt... và có cả móng tay, nốt ruồi. Nếu móng tay ấn xuống trắng, bỏ ra đỏ nhanh thì tốt, còn lâu lâu mới đỏ thì người đó có bệnh gan. Móng tay đen thì hàn uất trong cơ thể, có thể là bệnh về can, tỳ. Móng tay vàng thì là viêm gan...

Nếu nốt ruồi hơi sần sùi, vỡ máu thì có thể người đó ung thư hạch và chính nốt ruồi đó phát tán ra hạch. Hay cách nhìn lưỡi, nếu lưỡi đỏ có rêu vàng thì nhiệt trong người. Nếu lưỡi trắng có nhiều nhớt thì hàn chứng. Đối với nhìn mắt, nếu hay sưng mi dưới thì tỳ kém, nếu sưng mi trên thì thận kém.

Văn nghĩa là nghe, ngửi: Ví dụ, thầy thuốc sẽ ngửi hơi thở, nếu có mùi hôi thì là bệnh về tỳ vị. Hơi thở to, có đờm thì tỳ, và phế kém.

Vấn tức là hỏi: Qua cách hỏi của bệnh nhân về thói quen sinh hoạt, dấu hiệu bệnh từ bao giờ, biểu hiện nhìn thấy qua nước tiểu... để chẩn bệnh.

Thiết nghĩa là xem mạch: Đây là bước quan trọng nhất trong tứ chẩn trên. Người thầy thuốc có thể xem mạch mà phát hiện ra nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, thận...

Đối với tứ chẩn này, người thầy thuốc có kinh nghiệm khoảng 20 - 30 năm có thể chẩn bệnh đúng tới 80%, nhưng nếu dùng một biện pháp nhìn - vọng thì chỉ chuẩn bệnh khoảng 30 - 40%.

TS.BS Trần Văn Khoa (Học viện Quân y): Nhìn đoán bệnh không có gì huyền bí

Sách Đông y cổ xưa và hiện đại cũng nói nhiều về vấn đề này. Thực chất đây là nhìn, tức là vọng. Từ xa xưa cả trong Đông y và Tây y cũng đã có cách nhận biết bệnh qua móng tay, qua biểu hiện màu sắc, hình dáng.

Phương pháp nhìn móng tay đoán bệnh có thể đoán chính xác tới 100% một số bệnh, qua độ bóng, màu, hình thù của móng tay, nhưng không thể đoán tất cả các bệnh. Chẩn bệnh qua nốt ruồi cũng có thể biết một số ung thư. Song cách nhận biết bệnh như thế này gọi là phán đoán triệu chứng để qua những biểu hiện đó người bệnh thăm khám bác sĩ có kết quả chính xác nhất.

Theo Phạm HằngKhoa học & Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]