Chẩn đoán bệnh qua răng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa các bệnh về răng miệng với những căn bệnh viêm nhiễm mãn tính khác như tiểu đường, bệnh tim mạch và Alzheimer.

15.5659

Sức khỏe xương

Theo Vnexpress, răng là một phần của hệ thống xương nhưng không được coi là xương. Tuy nhiên, sức khỏe của răng đôi khi có thể phản ánh sức khỏe của xương, và không giống như xương, chúng có thể được quan sát mà không cần bất cứ thủ thuật gây đau nào.

Có lẽ loại xương dễ quan sát nhất có thể chỉ báo sức khỏe của bạn chính là xương hàm. Thông thường, sự ăn mòn xương hàm có thể được nhận biết từ sự mất răng hoặc đau răng.

Thật không may, tổn thương xương hàm thường có liên quan tới tổn thương xương khác và mất răng sớm được coi là một dấu hiệu của loãng xương.

Loãng xương khiến cho xương răng trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh này được cho là ảnh hưởng tới tất cả mọi người nhưng vẫn thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ da trắng và châu Á, người đã qua thời kỳ mãn kinh. Rất may, tình trạng này có thể điều trị khi được phát hiện sớm.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người trưởng thành đã bị rụng hết răng sẽ có nguy cơ bị bệnh thận mãn tính cao hơn so với những người vẫn còn răng.

Mối liên quan giữa bệnh thận và bệnh răng miệng vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện nhưng các nhà khoa học tin rằng tình trạng viêm nhiễm mãn tính có thể tạo ra mối liên kết giữa hai bệnh này. Vì vậy, hãy chăm sóc răng miệng thật kỹ để hạn chế nguy cơ bị bệnh thận mãn tính.

(Ảnh minh họa)

Lợi nhạt màu: thiếu máu

Cũng theo Phụ nữ Online, nướu răng có thể đau và nhạt màu nếu như bạn đang bị thiếu máu. Khi đó, lưỡi cũng sẽ sưng lên và nhẵn hơn. Tình trạng thiếu máu khiến cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ hoặc các tế bào máu đỏ không chứa đủ các huyết sắc tố. Kết quả là cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho mọi hoạt động.

Theo khuyến cáo của Hội đồng hành động vì bệnh thiếu máu quốc gia của Hoa Kỳ thì những triệu chứng khác của bệnh thiếu máu bao gồm cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể suy nhược, hoa mắt, cáu kỉnh, thở ngắn.

Khi bị thiếu máu, da sẽ trở nên xanh và nhợt nhạt hơn, móng tay, chân giòn, xuất hiện các cơn đau ở ngực, cảm giác lạnh bàn tay, chân, nhịp tim thay đổi bất thường. Một số người bị thiếu máu còn thích ăn đá lạnh hoặc những thứ bất thường khác.

Mòn men răng: rối loạn tiêu hóa

Điều đầu tiên mà các nha sĩ thường quan tâm khi khám răng đó là kiểm tra các dấu hiệu về rối loạn tiêu hóa ở người bệnh như chứng háu ăn. Lượng axit trong dạ dày tăng cao do cơ thể bị nôn mửa liên tục có thể gây ra tình trạng ăn mòn lớp men răng, đặc biệt là các răng ở hàm phía trên - vốn không được lưỡi che chắn như hàm dưới.

Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ sâu răng ở khu vực này và có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Tình trạng ăn mòn còn có thể làm thay đổi cách cắn, nhai hoặc làm mất đi sự kết nối đồng bộ giữa hai hàm răng trên và dưới trong quá trình nhai.

Quá trình ăn mòn men răng thường diễn ra âm thầm và có thể kéo dài tới ba năm trước khi bạn phát hiện ra được rắc rối này. Mặc dù không phải mọi trường hợp mắc chứng cuồng ăn đều bị mòn men răng nhưng phần lớn những người thường xuyên bị nôn, mửa mà không tìm kiếm giải pháp điều trị thích hợp sẽ phải đối mặt với rắc rối về răng này.

Bệnh nấm miệng: tiểu đường hoặc nhiễm HIV

Những người nhiễm vi-rút HIV hoặc bị bệnh AIDS rất dễ mắc bệnh nấm miệng hoặc những bệnh có liên quan đến việc nhiễm nấm Candida vì hệ miễn dịch đã bị suy yếu. Bệnh nấm miệng còn có thể bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh làm mất cân bằng lượng vi sinh vật có trong đường ruột.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh nấm miệng đó là những vết màu trắng thường xuất hiện trên lưỡi hoặc bên trong má. Vết thương gây đau và chảy máu nhẹ khi bạn cố tìm cách cạo chúng.

Nguyên nhân của bệnh được cho là do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể không đủ khả năng để đánh bại sự tấn công của loại nấm Candida. Người bị HIV/ AIDS có thể còn gặp thêm một số triệu chứng như khô miệng, làm tăng nguy cơ bị sâu răng, khiến cho quá trình nhai, ăn, nuốt thức ăn hoặc nói trở nên khó khăn hơn.

Nếu không mắc bệnh tiểu đường mà tình trạng nấm miệng cứ kéo dài không dứt, nguyên nhân có thể là do nước bọt của bạn có chưa quá nhiều đường, kích thích nấm Candida phát triển mạnh hơn.

Bệnh về lợi: viêm khớp dạng thấp

Số liệu thống kê cho thấy người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh về lợi cao hơn 8 lần so với người không mắc bệnh.

Tình trạng viêm nhiễm có thể là mẫu số chung cho cả hai căn bệnh tự miễn dịch này vì viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào trong cơ thể (bên cạnh việc gây ra các rắc rối cho khớp, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể thông qua các cơn sốt và trạng thái mệt mỏi).

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp rắc rối khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa vì chúng ảnh hưởng đến các khớp ngón tay. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng ở lợi có thể làm giảm các cơn đau và viêm nhiễm ở khớp.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]