Chẩn đoán sớm bệnh khớp

Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp và hoại tử đầu xương vô khuẩn, trong một số trường hợp, nếu chỉ dựa trên hình ảnh X-quang, sẽ chậm được phát hiện. Phương pháp chụp cộng hưởng từ mà Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bắt đầu triển khai sẽ giúp khắc phục tình trạng này.

15.6
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai, viêm khớp dạng thấp đứng đầu bảng các bệnh về xương - khớp và hoại tử đầu xương vô khuẩn cũng đã lọt vào danh sách 15 bệnh hay gặp nhất. Viêm khớp nhưng chẩn đoán lao xương Trước đây, để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân phải xét nghiệm máu, chẩn đoán lâm sàng và chụp X-quang. Nhưng trong nhiều trường hợp, chưa đến giai đoạn viêm khớp dạng thấp điển hình (hỏng nhiều khớp), hình ảnh không thể rõ ràng trên X-quang nên rất khó chẩn đoán. Đã có bệnh nhân do tổn thương xuất hiện dần, qua X-quang, ban đầu lại được chẩn đoán và điều trị về... lao xương! Nhiều trường hợp do không “đọc” được bệnh, bác sĩ chỉ điều trị được triệu chứng bên ngoài, như giúp giảm đau, bớt sưng tấy... Với phương pháp chụp X-quang, tổn thương chỉ có thể nhìn thấy khi xương đã hỏng rõ ràng. Kỹ thuật cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy hình ảnh màng hoạt dịch tăng sinh (phình to), kể cả những sụn khớp hỏng. Do đó, ngay khi bệnh nhân mới có triệu chứng biểu hiện của tổn thương một khớp, nhờ cộng hưởng từ cũng có thể xác định sớm được bệnh nhân có bị viêm khớp dạng thấp hay không để đưa ra phương án điều trị hợp lý. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, phó trưởng khoa cơ - xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, ưu điểm đặc biệt của phương pháp này là chụp cộng hưởng từ không hề dùng đến tia X, nên có thể chẩn đoán điều trị cho cả những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai. Phát hiện lúc chưa đau khớp Trên thực tế, phương pháp cộng hưởng từ đã được áp dụng chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, u ở đốt sống từ khá lâu. Tuy nhiên, gần đây bệnh viện mới bắt đầu triển khai áp dụng phương pháp cộng hưởng từ cho chẩn đoán sớm bệnh viêm khớp dạng thấp và hoại tử đầu xương vô khuẩn. Hoại tử vô khuẩn xảy ra khi mạch máu nuôi chỏm xương đùi không đủ, làm cho chỏm xương bị cùn mòn dần rồi mất hẳn dẫn đến tàn phế. Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hồng, khoa cơ xương khớp, đây là bệnh trước rất hiếm gặp nhưng một phần do điều kiện sống thay đổi, bệnh gặp nhiều ở nam giới, lứa tuổi trung niên, thường xuyên uống rượu (phần lớn bệnh nhân có tiền sử bị gout). Một số trường hợp viêm khớp dạng thấp, dùng thuốc giảm đau có chứa corticoid kéo dài cũng có thể gây hoại tử. Con đường duy nhất để can thiệp khi bệnh đã để lại di chứng tiêu hẳn chỏm xương đùi là thay khớp nhân tạo. Chi phí cho một lần thay khớp là không nhỏ, khoảng 1.000 USD.

Cộng hưởng từ sẽ phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn không đau khớp, chưa thể nhìn thấy trên tia X. Hoại tử vô khuẩn thường làm chỏm xương đùi bị tăng áp lực do hoại tử nên ngay sau khi phát hiện, các bác sĩ sẽ nhanh chóng can thiệp bằng cách khoan giảm áp, hướng dẫn bệnh nhân cử động “tiết kiệm” khớp, kéo dài thời gian sử dụng khớp. Bệnh hoại tử vô khuẩn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuyệt đối tránh xa bia, rượu.

Theo Tuổi Trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]