Chất độc có thể có trong thực phẩm Tết

Dịp tết là dịp mà rất nhiều các loại thực phẩm bắt mắt được bày bán phục vụ các gia đình. Tuy nhiên, nên bỏ túi những kiến thức để lựa chọn thực phẩm an toàn.

0

Những thực phẩm có thể chứa chất độc trong ngày tết

Hàn the ẩn chứa trong giò chả

Trí thức trẻ dẫn lời BS Thu Hoài, nguyên cán bộ dinh dưỡng BV Thanh Nhàn, hàn the - tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric. Borax được sử dụng phổ biến trong các chất tẩy rửa, chất làm mềm nước.

Hàn the hoà tan trong nước thành chất không mùi vị, trong suốt, có tính sát khuẩn nhẹ. Hàn the làm chậm lại quá trình phân hủy thực phẩm, khiến thịt cá giữ được vẻ tươi lâu hơn và làm cho thực phẩm như bún, bánh phở, bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa, thạch, xu xê, giò, chả và nhiều thức ăn khác trở nên giòn, dai.

BS Hoài nhấn mạnh, khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mạn tính. Nó có thể gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; ban đỏ da dẫn đến tróc vẩy.

Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc…

Hạt hướng dương, hạt dưa được phủ các loại phẩm màu

Hầu hết các loại hạt hướng dương, hạt dưa được rất nhiều các nhà gia đình sử dụng. Tuy nhiên không ít các loại hại này được các cơ sở sản xuất dùng mọi phương thức tẩy trắng bằng các loại sút hoặc tẩm phẩm màu.

Để bảo quản cho hạt dưa không phai màu, hóa chất được sử dụng chính là Rhodamine B - một chất được dùng để nhuộm vải.

Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy, nguyên cán bộ Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm khu vực miền Trung, hầu hết các loại hạt hướng dương, hạt dưa đều có màu sắc rực rỡ, bóng nhẫy, trông rất bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến não.

Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da. Đặc biệt, việc rang hạt hướng dương, hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.

Bánh chưng luộc với pin

Theo Kỹ sư Thủy, môi trường chính của những viên pin thông thường là kiềm. Trong môi trường này, diệp lục sẽ chuyển thành màu xanh đậm. Đồng thời, kiềm còn giúp tinh bột hấp thụ nước tốt và trong hơn. Do đó, nhiều người đã dùng pin để luộc cùng bánh chưng, vừa làm bánh nhanh chín, hạt nếp trong, màu của vỏ bánh lại xanh hơn, bắt mắt mắt hơn.

Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm tàng lại không được nhiều người chú ý tới, đó là các kim loại nặng có trong pin như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất kịch độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và đe doah khả năng sinh sản của con người.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Vnexpress cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc...); bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc…).

Vì vậy, việc chị em mua sắm khối lượng lớn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, lưu trữ thức ăn lâu ngày trong dịp Tết, nam giới uống nhiều rượu bia... có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.

- Chọn thực phẩm đáng tin cậy

- Ăn chín uống sôi

- Bảo quản đúng cách

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]