Chảy máu khi lấy cao răng có làm sao không thưa bác sỹ?

Máu chảy chút ít không đáng ngại nhưng nếu chảy máu ồ ạt không cầm được thì cần tiến hành sơ cấp cứu, nhập viện ngay lập tức.

15.6
Một số người sợ sệt khi thấy lấy cao răng có chảy máu kèm theo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ hiện tượng chảy chút ít máu này là do bạn đã bị viêm răng, nướu lợi yếu.

Lấy cao răng là một thủ thuật khá đơn giản vừa đem lại lợi ích thẩm mỹ và sức khỏe cho một phần của “gốc con người”. Cao răng phát sinh khi các mảng bám thức ăn cặn lại ở chân răng. Cao răng thường gây mùi hôi khó chịu, nếu để nhiều sẽ gây viêm nướu lợi, cảm giác ê buốt chân răng, đánh răng cháy máu.

Vì vậy, theo khuyến cáo của các nha sĩ, bạn nên thường xuyên lấy cao răng, vệ sinh răng miệng tại các cơ sở nha khoa tin cậy theo định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần.


Hiện trên thị trường xuất hiện rất nhiều phòng khám nha khoa giá rẻ, lấy cao răng chỉ cần 10.000 đồng đến 20.000 đồng/lần. Tuy nhiên, điều quan trọng là vấn đề đảm bảo vô trùng trong quá trình lấy cao, tránh lây bệnh răng miệng từ người khác. Do đó, người dân nên vào BV Răng hàm mặt T.Ư và các chuyên khoa răng của các BV để tiến hành lấy cao răng đảm bảo an toàn.

Sau khi lấy cao vẫn cần phải chú ý vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn hoặc sử dụng chỉ tơ nha khoa lấy sạch thức ăn ở kẽ răng, súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng. Không nên lấy tăm xỉa răng vì dễ viêm nhiễm, hở kẽ chân răng…

Theo Đông Bích - Lao động

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]