Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư máu

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bị ung thư máu có sức khỏe vượt qua tác dụng phụ khi điều trị.

15.6028

Bạch cầu là căn bệnh ung thư do quá trình tạo tế bào máu trong tủy xương bị biến đổi, tạo ra các tế bào bạch cầu ác tính. Những người bị bệnh ung thư bạch cầu thường có các triệu chứng như: Sưng hạch bạch huyết, dễ chảy máu, đau xương, mệt mỏi dai dẳng.

Điều trị bệnh rất phức tạp, tùy thuộc vào từng loại ung thư bạch cầu và các yếu tố liên quan khác. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trải qua những đợt điều trị lâu dài và có khả năng chiến thắng bệnh tật. 

Chế độ dinh dưỡng chung cho người bị ung thư bạch cầu

Bệnh nhân ung thư bạch cầu nên được bổ sung thực phẩm giàu protein (Ảnh minh họa: Internet)

Những người bị ung thư bạch cầu thường rất khó ăn uống, đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, đau miệng… một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp đầy đủ năng lượng và linh hoạt trong thay đổi thực hiện sẽ góp phần giúp bệnh nhân có thể chất tốt để vượt qua được những tác dụng phụ trong những đợt điều trị bệnh.

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mối nguy hại luôn rình rập xung quanh như các loại vi khuẩn, vi-rút, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nên tích cực bổ dung các loại thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nạc, nội tạng động vật, trứng, cá…

Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt

Bệnh bạch cầu có biểu hiện chính là bị thiếu máu, chính vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chất sắt có nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn rất tốt), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen…

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin

Vitamin A, vitamin C, kẽm, B12... giúp hỗ trợ miễn dịch, ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư (Ảnh minh họa: Internet)

Các nghiên cứu y tế nước ngoài đã chỉ ra rằng, vitamin C có thể ngăn chặn được sự lây lan của các tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau và trái cây như cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh…

Bên cạnh đó, vitamin A có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể yếu ớt của bệnh nhân bị bạch cầu, tốt cho hệ miễn dịch, hạn chế sự phá triển của các tế bào ung thư. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A có thể kể đến như: Cà rốt, bí đỏ, rau bina, trứng gà, vịt…

Các chất chống oxy hóa như Vitamin E, kẽm, vitamin D, B6, B12... hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm tác dụng phụ của các đợt điều trị bệnh, có nhiều trong măng tây, thịt gà, quả hạnh nhân, cải xoong…

Một số lưu ý khác về chế độ ăn uống của người bệnh bạch cầu

- Nên hạn chế sử dụng đậu xanh, tỏi sống, hành tươi và một số gia vị khác như: Hạt tiêu, ớt… Những loại thực phẩm này sẽ cản trở quá trình điều trị bệnh, làm giảm khả năng hiệu quả của các loại thuốc.

- Không được uống trà xanh, bia rượu, hút thuốc lá.

- Tuyệt đối không sử dụng thịt chó, thịt chim, thịt cừu…

- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày vừa để người bệnh dễ tiêu hóa vừa giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

- Cần tập trung lượng ăn vào bữa sáng và bữa trưa để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn, chất dinh dưỡng cũng được nạp nhiều hơn so với bữa tối.

- Hạn chế các chất phụ gia cho vào thực phẩm, chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không chứa các chất bảo quản, phụ gia độc hại.

- Nên chế biến đa dạng các thực đơn, chủ yếu là các thức ăn ở dạng lỏng như canh hầm, cháo, súp… để người bệnh dễ tiêu hóa, cảm thấy ngon miệng hơn. Không nên để bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, nên để ở nhiệt độ vừa phải. 

>>> Xem thêm: 

Hồng Nam (TH)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]