Chỉ người già nghiên cứu di sản?

(TT&VH Cuối tuần) - Trượt Ký ức thế giới toàn cầu, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khuyên nên dự xét duyệt Ký ức thế giới cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương sang năm. Có nên tiếp tục đưa di sản này đi thi vào năm tới? Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Bảo nêu ý kiến về việc này.

15.5962

Tôi có dịp ngồi với một giáo sư người Úc trong đợt ông sang tư vấn hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Thành nhà Hồ. Trong câu chuyện của mình, ông nhấn đi nhấn lại việc bất cứ cái gì muốn thành di sản văn hóa thế giới đều phải là di sản quốc gia đã. Là di sản quốc gia không chỉ do chuyện phong danh hiệu. Coi một di sản như di sản qua cách quốc gia được làm qua cách đối xử, chứng tỏ mình trân trọng nó. Đưa đi dự phong di sản quốc tế cũng là một cách, nhưng vẫn là vỏ. Còn ruột phải là mình đã nghiên cứu, thấu hiểu, quảng bá trong nước tới đâu.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm quý vì nhiều lý do, trong đó có nội dung của những văn bản khắc trên đó. Vậy, việc nghiên cứu, giải mã nó đã được làm đến đâu? Ai đã nghiên cứu? Mộc bản là văn bản Hán - Nôm thì đã bao nhiêu nhà nghiên cứu Hán - Nôm nghiên cứu nó? Trong số đó, bao nhiêu người trẻ, bao nhiêu người già? Tôi sợ nhất cảnh chỉ lèo tèo vài người nghiên cứu, hoặc toàn những nhà nghiên cứu có tuổi ngồi với nhau. Nhưng có vẻ như giới Hán - Nôm quan tâm đến bộ mộc bản này chưa nhiều…

Vì thế, theo tôi, tiếp tục mang Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đi thi cũng tốt thôi. Nhưng từ giờ đến đó, và cả sau này, tốt nhất hãy thiết lập được mạng lưới nghiên cứu trao đổi và truyền bá tốt về di sản này cái đã.

K.T (ghi)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]