Cho trẻ ăn dặm: những điều mẹ cần biết

(Webphunu.net) - Sau 4 đến 6 tháng, các bé sẽ được mẹ cho ăn dặm để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Hãy đọc những thông tin dưới đây để cho bé yêu nhà bạn chế độ ăn dặm tốt nhất nhé!

15.6005
Có nhiều bé tăng cân rất nhanh khi bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng khi chuyển sang ăn dặm với thực đơn đa dạng, phong phú toàn thịt, cá, trứng, sữa thì trẻ lại không lên cân. Rất có thể bạn đang mắc sai lầm ở đâu đó. Hãy tham khảo thêm những thông tin dưới đây của Webphunu.net để cho trẻ ăn dặm đúng cách và tăng cân đều:

Những lưu ý các mẹ cần biết


- Tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, nhưng các mẹ cần biết bát bột/cháo để bé ăn dặm luôn cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩmchất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường (bột, gạo), vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ). Các mẹ nên cân đối các thành phần để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đừng chỉ chăm chăm vào các thành phần chứa nhiều chất đạm mà quên đi các nhóm thực phẩm khác. Điều này không hề tốt cho bé, thậm chí còn là ngọn nguồn cho những thói quen ăn uống xấu sau này của bé.


Sau 6 tháng hãy nên tập cho trẻ ăn dặm

- Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trong 6 tháng đầu đời, tốt nhất hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì khả năng tiêu hóa tinh bột của bé còn kém nên dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Tùy tháng tuổi của trẻ mà nhu cầu năng lượng của bé khác nhau vì thế, các mẹ nên vừa cho con ăn, vừa nghe ngóng xem định lượng bao nhiêu là đủ với con của mình. Đừng bắt trẻ ăn quá nhiều, khiến các bé chán và sợ ăn.

- Các mẹ không nên chỉ ninh xương, nghiền rau, xay thịt lấy nước nấu bột, cháo cho con ăn vì sợ trẻ bị hóc, ói. Các mẹ nên biết, thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính vì vậy chỉ lấy nước cho trẻ là hoàn toàn sai lầm. Việc cho trẻ tập ăn đầy đủ cả nước và xác thực phẩm còn giúp con bạn biết nhai, cảm nhận vị của thức ăn. Nếu các mẹ cứ chăm chỉ xay nhuyễn mọi thứ cho con thì kể cả khi bé đã đầy đủ răng cũng chưa chắc đã thích ăn cơm vì bé không biết nhai hoặc không thích nhai. Điều này không hề tốt cho bé.


Hãy tập cho bé ăn cả xác các loại thực phẩm thay vì chỉ xay và nghiền thức ăn cho con

- Thời gian cho bé ăn tốt nhất chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Các bữa ăn kéo dài quá lâu sẽ khiến bát bột, bát cháo bị vữa ra, vừa khó ăn, vừa mất hết các chất dinh dưỡng lại càng khiến bé thêm chán ăn. Chính vì thế, các mẹ nên tập để bé ngồi im một chỗ trong khi ăn và ăn nghiêm túc. Nếu trẻ quấy, không chịu ăn, hãy dỗ dành nhưng chỉ kéo dài bữa ăn đúng 30 phút. Sau thời gian đó, bạn không cần cho trẻ ăn nữa. Chỉ cần vài bữa như vậy, bé sẽ hiểu là nếu mình không chịu ăn sẽ bị đói, vì thế bé sẽ chịu ăn hơn.
 

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé


- Để không tốn gas mà cháo nhừ bạn có thể ngâm gạo trước khi nấu cháo. Nên cho bé ăn thực phẩm tươi kèm với cháo để trẻ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất.


Bạn chỉ nên cho trẻ ăn trong vòng 30 phút, đừng kéo dài bữa ăn quá lâu

Ví dụ như: buổi sáng ăn cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và sữa bột), trưa cho trẻ ăn cháo thịt băm nhuyễn, tối có thể nấu các món cháo cầu kỳ hơn vì bạn có nhiều thời gian.

- Để bé ăn rau và hưởng lợi vitamin và khoáng chất từ rau, bạn hãy lấy rau xanh (rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền,...) thái nhỏ xíu rồi cho vào cháo khi đã chín thịt. Đun sôi cho rau chín, sau đó cho thêm một muỗng canh dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi lại là xong.

- Nếu bé ăn nhiều mà không lên cân, bé bị trớ, nôn, ói và tiêu chảy... thì nên xem lại cách lựa chọn thực phẩm hoặc thực đơn cho bé mà bạn đang áp dụng cho bé.
 
Tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]