Chống nắng bằng thực phẩm

(SKGĐ) Chỉ dùng kem chống nắng thôi chưa đủ, bạn phải bổ sung “khắc tinh” của ánh nắng qua đường ăn uống.

15.5696

Selen

Hải sản là một thực phẩm được ưa chuộng vì giàu đạm và các chất dinh dưỡng. Trong đó, selen là một chất quý, tránh cho cơ thể khỏi bị cảm nắng, hạn chế tác dụng gây hại của tia cực tím, làm chậm lão hóa làn da bằng cách chống lại các gốc tự do tích cực trong hoạt động tạo hormone của tuyến giáp, tăng cường hệ miễn dịch…

Vì vậy, bạn cần dùng nhiều thực phẩm chứa selen để gia tăng hiệu năng bảo vệ làn da, kích hoạt hóa vitamine E (giúp vitamine E “bẫy” các gốc tự do) và ngăn cản sự sản sinh các gốc tự do thứ cấp.

Phụ nữ cần 40cmg selen, nam giới 50cmg selen/ngày (tương đương với 250g rau quả mỗi ngày).

Nên ăn: Hải sản, trứng, sản phẩm từ sữa, gan, tim, các loại thịt đỏ…

Lưu ý: TS. Saverio Stranges ở trường Y, Đại hcoj Warwick (Anh) cảnh báo không được bổ sung selen bằng thuốc uống vì nếu lượng chất này tăng cao sẽ gây ra bệnh tim mạch.

Beta-caroten

Kích thích sự tạo lập sắc tố melanin, khử các gốc tự do tốt hơn vitamine A, kích thích hệ miễn dịch và góp phần vào sự đổi mới các tế bào – đó là những tính năng nổi trội của chất này. Khi hấp thu vào cơ thể, beta caroten được chuyển hóa thành vitamine A, với tỷ lệ 1mcg beta caroten sẽ thu được 0,167mcg vitamine A.

Khi vào cơ thể, beta-caroten trong hoa quả, rau, củ sẽ biến thành caroten, kích thích sự phân chia các tế bào ở đáy biểu mô, làm cho tế bào da luôn được đổi mới.

Nên ăn: cà rốt, cà chua, gấc, dưa hấu, bí ngô, rau ngót, rau đay...

Vitamin C

Nghiên cứu của trường Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, tinh dầu trong cam, chanh, quýt khi được hấp thu vào cơ thể con người sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da tới 34%.

 Hạn chế thực phẩm bắt nắng

Những loại rau quả như cần tây, rau diếp, rau cải, rau thơm… có chứa chất gây mẫn cảm với ánh nắng, nếu ra ngoài ánh nắng mặt trời ngay sau khi ăn, làn da sẽ dễ dàng bị hấp thụ ánh nắng hơn.

Đặc biệt vitamin C rất hữu hiệu trong việc điều trị phòng ngừa sự lão hóa làn da, giảm sắc tố nâu do bắt nắng lâu ngày. Khi vào cơ thể, vitamin C giúp giảm các trường hợp dị ứng da, giúp dễ hấp thu chất sắt, giúp da thêm hồng và nhất là tăng tính đề kháng của cơ thể chống các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở da.

Ngoài ra, vitamin C còn có công dụng bảo vệ các thành mạch máu và không thể thiếu được trong việc làm giảm các vết nhăn của da nhờ tổng hợp chất collgen bảo vệ da. Vitamin C có trong chanh còn có thể coi như bảo bối trong nhóm thực phẩm phòng chống nắng, nó có tác dụng ngăn chặn sự hợp thành của các sắc tố gây đen da và thu nhỏ lỗ chân lông.

Nên ăn: cam, nho, cà chua, chanh, quýt, xê ri, dâu..

Polyphenol

Trà xanh nằm trong top 10 các thực phẩm chống ung thư trong đó có ung thư da. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của làn da.

Trà xanh rất giàu polyphenol, một dạng của chất chốg oxy hoá, giúp giảm ảnh hưởng của tia UV. Bên cạnh đó, trà xanh chứa hợp chất Epigallocatechin 3-gallate (ACGCs) là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm, bảo vệ AND (tế bào di truyền) tránh khỏi tác động nguy hiểm của ánh nắng mặt trời.

Bạn nên biết: Thị trường có cả kem và sữa tắm có chứa trà xanh, nhưng cách tốt nhất vẫn là uống 2-3 cốc nước trà mỗi ngày.

Vitamin E

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến việc sản xuất ra các tia tự do không những có hại cho da mà còn có hại cho các bộ phận bên trong. Vitamin E là chất chống ôxy hoá có thể chống các tia tự do.

Các chuyên gia da liễu hàng đầu thế giới đều thống nhất, vitamin E có vai trò quan trọng trong chống lão hóa, vì vậy, nó trở thành chất chống lão hóa điển hình trong số các chất chống oxy hóa tan trong dầu.

Lưu ý: Vitamin E rất dễ bị giảm chất lượng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, xào) hoặc để trong tủ lạnh lâu ngày, do đó nên ăn rau luộc, nấu canh và hoa quả tươi.

Lycopene

Chất dinh dưỡng thần kì này được tìm thấy nhiều nhất trong các loại cây và quả có màu đỏ như cà chua, ớt đỏ và dưa hấu. Lycopene chống lại các ảnh hưởng căn bản của tia tử ngoại. Chúng sẽ phát huy vai trò này nhất sau khi nấu - lúc chất phytochemical lycopene chín tập trung hơn.

Trong số các loại quả trên, cà chua là thực phẩm tốt nhất giúp phòng chống nắng. Các nghiên cứu đã chứng minh trong cà chua có chứa chất kháng oxy hóa, giúp làm giảm 40% chỉ số da bị tổn thương do ánh nắng, đặc biệt là cà chua chín. Ngoài ra, các chất có trong cà rốt và khoai tây cũng có tác dụng chống tia tử ngoại.

Nên ăn: Hoa quả và rau củ có màu cam, vàng, đỏ

Vitamin B

Vitamin B giúp tăng sức đề kháng của da đối với ánh nắng mặt trời, giảm tổn thương do tia tử ngoại gây nên. Đặc biệt vitamin B3 làm sáng da, ngăn ngừa da khô, kém đàn hồi và sạm dần. Vitamin B6 tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngừa viêm da khi bị bỏng nắng.

Nên ăn: những thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, thịt gia cầm, cá hồi, bánh mì lát, đậu nành, khoai tây, ngô, hạt dẻ, chuối, quýt,...

Flavonoid

Các hợp chất flavonoid là một trong những yếu tố quyết định màu sắc của hoa, nhưng lại rất có lợi đối với con người. Năm 1936, dược sĩ Szent Gyorgy, người Hungari đã tìm ra nó trong các loài thực vật có hoa và gọi tên là vitamin C2 hoặc P. Các dẫn chất flavonoid có tính khử mạnh có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, "khóa" giữ chúng lại bằng phản ứng ôxy hóa-khử, ngăn chặn các gốc tự do hoạt động phá hoại các tổ chức tế bào.

Mới đây, bác sỹ Lee Hooper, giảng viên trường Đại hcoj East Anglia (Anh) – người đã nghiên cứu nhiều năm về chất flavonoid trong hoa cho biết, nó có thể giúp chống lại bức xạ cực tím có hại từ ánh nắng, bảo vệ da khỏi chứng nổi chàm nâu do tiếp xúc lâu ngày với mặt trời.

Bạn nên: Thường xuyên ăn các loại hoa quả, sô cô la đen, ca cao, hành tây, trà xanh và thỉnh thoảng uống một ly rượu vang đỏ.

Hồ Điệp

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]