Chữa bệnh bằng đấm đá

Gần đây, rất nhiều cơ sở y tế phải tiếp nhận cấp cứu nhiều ca chấn thương, ngộ độc… do trước đó được điều trị bệnh theo những kiểu phi khoa học.

15.5836

Chữa bệnh bằng đấm đá

Gần đây, rất nhiều cơ sở y tế phải tiếp nhận cấp cứu nhiều ca chấn thương, ngộ độc… do trước đó được điều trị bệnh theo những kiểu phi khoa học.

Thai phụ thủng cơ hoành

Mới đây, các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TPHCM) và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp cứu sống một thai phụ bị thủng cơ hoành hy hữu do kiểu chữa bệnh kỳ lạ. Bệnh nhân là chị Nguyễn Hồng N. (24 tuổi, ngụ Đồng Nai, mang thai tháng thứ 6). Toàn bộ nội tạng của chị từ ổ bụng trào ngược lên trên lồng ngực gây chèn ép tim và xẹp phổi.

Trước đó, ngày 30-3, chị N. được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ trong tình trạng nguy kịch, thở gấp, mạch và huyết áp tăng gấp 3 lần so với bình thường, nôn ói, không nằm được. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã mời các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của Bệnh viện Chợ Rẫy sang hội chẩn và phẫu thuật cấp cứu.


Bé H.K bị nhiễm trùng huyết, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM

Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị rách cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng; toàn bộ dạ dày, lá lách, ruột già… đổ ngược lên trên chèn ép gây xẹp phổi, tim bị đẩy lệch qua bên phải. Các bác sĩ phải sắp xếp lại các bộ phận nội tạng, vá cơ hoành, cứu sống bệnh nhân. May mắn là thai nhi chưa có gì bất thường.

Người nhà chị N. cho biết cách hôm nhập viện 2 ngày, chị cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt, khó thở và được đưa đi khám bệnh nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau đó, chị N. còn có những lúc nói năng vô thức khiến cho người nhà nghĩ chị bị tà ma nên đã mời một thầy cúng từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chữa trị. Ông thầy này trị bệnh bằng cách dán bùa, keo và đánh vào lưng, sườn làm chị N. nhiều lần ngất xỉu. Khi tình trạng sức khỏe của N. quá nguy kịch, người nhà phải đưa chị đi cấp cứu.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, phụ nữ mang thai rất dễ tổn thương dẫn đến những sự cố đáng tiếc cho sức khỏe do tác động từ bên ngoài, việc bị rách cơ hoành như chị N. là khá hiếm gặp.

Cắt rốn bằng dao lam, uống lá trầu hôi

Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM tiếp nhận cấp cứu một trẻ sơ sinh là bé H.K (ngụ Đắk Nông). Trong lúc coi con dâu sinh, người mẹ chồng đã tự dùng dao lam để cắt rốn cho cháu bé. Chỉ hơn một tuần sau ngày chào đời, bé K. bỏ bú và liên tục quấy khóc, lên cơn co giật.

Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, bé K. được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch; rốn có dịch, mủ màu vàng, được chỉ định tiêm kháng sinh chống co giật và tiêm cơ hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên, do sức quá yếu nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng huyết, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai cũng vừa cứu một bé trai 4 tuổi bị ngộ độc cấp tính hiếm gặp. Nghe một thầy lang truyền kinh nghiệm rằng lá trầu hôi trên rừng có thể chữa được bệnh, gia đình đã nhờ người hái giúp 2 lá về cho bé ăn và sắc thuốc uống. Nào ngờ, chỉ mới uống hết chừng 500 ml thuốc sắc, bé đã tái xanh, tiểu ra máu, người mệt lả nên gia đình khẩn cấp đưa bé đi cấp cứu.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhi này ngộ độc lá cây dẫn đến thiếu máu nặng. Đây là trường hợp bị tan máu do ngộ độc hiếm gặp. Thông thường các trường hợp ngộ độc tác động ngay lên đường tiêu hóa, sau đó mới đến đường máu, trường hợp này thì tác động ngay đến đường máu gây tan máu chứ không tác động đến đường tiêu hóa (tức là gây nôn, tiêu chảy).

Các chuyên gia y tế khuyên khi bị bệnh, chúng ta nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời vì nếu không được làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn bệnh một cách chuẩn xác thì rất dễ sai lệch trong chỉ định điều trị.

Theo Người lao dộng

Theo Người lao dộng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]