Chữa bệnh bằng hoa cỏ

PN - Một số loại thực vật có thể sử dụng như các loại thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

15.6102

1. Giảm những cơn đau tiền chu kỳ với bông cúc

Phụ nữ khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thường bị những cơn đau bụng âm ỉ rất khó chịu. Các nhà khoa học khuyên chị em nên uống trà bông cúc vào giai đoạn này. Theo họ, trong bông cúc chứa một số hợp chất hóa học có tác dụng ngăn chặn não không sản sinh ra nhiều prolactin, hormone là nguyên chính dẫn đến các triệu chứng tiền chu kỳ như đau bụng âm ỉ, sưng phù tay chân hoặc nhức ngực.

2. Chữa vết nám/cháy trên da nhờ nha đam (lô hội)

Chất gel trong lô hội có tác dụng làm lành vết thương, bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng, giảm đau, phòng chống vi khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các tế bào trên da và các thớ collagen phục hồi một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi da bị trầy xước hay dị ứng, bạn chỉ cần bẻ một nhánh nha đam và bôi chất gel nha đam trực tiếp lên da ba-bốn lần/ngày, sau đó rửa/lau sạch lại vết thương.

3. Phòng bệnh hen suyễn và dị ứng bằng lá cây bạch quả (ginkgo)

Bạch quả thường được trồng như một loại cây cảnh. Tuy nhiên, chiết xuất từ lá cây bạch quả lại có thể chữa bệnh hen suyễn và điều trị hiện tượng dị ứng khá tốt. Trong lá bạch quả chứa nhiều ginkgolides, một thành phần hóa học giúp ngăn ngừa các chất gây dị ứng “kết nối” đến các tế bào phổi, gây nên hiện tượng sưng viêm hay dị ứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, chiết xuất từ lá bạch quả và aspirin là hai chất làm loãng máu, vì thế tránh không nên sử dụng hai loại cùng lúc.

4. Làm dịu những cơn sôi bụng bằng rễ cây cam thảo

Rễ cam thảo chứa một số hợp chất có thể mang lại sự cân bằng và ổn định các loại vi khuẩn có lợi cho bao tử, giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả. Bạn có thể nấu nước cam thảo để uống. Tuy nhiên, người bị rối loạn chức năng gan, bị tiểu đường hay cao huyết áp không nên sử dụng cam thảo để chữa bệnh.

5. Điều trị hiện tượng giãn tĩnh mạch nhờ hạt dẻ ngựa (horse chestnut)

Hạt dẻ ngựa chứa khá nhiều saponins và flavones, hai hợp chất có tác dụng củng cố các mạch máu và cải thiện sự tuần hoàn máu, có khả năng làm giảm hiện tượng sưng tấy dưới da hoặc hạn chế sự xuất hiện của bệnh giãn tĩnh mạch.

Phong Nguyễn (Theo Woman’s World)

Theo PhuNuOnline

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]