Chữa cảm mạo cho trẻ

Cơ thể trẻ em có đặc điểm là âm dương đều non kém (âm thường bất túc, dương thường hữu dư) nên dễ bị rối loạn tiêu hoá, sốt cao dẫn đến co giật. Hàn là chủ khí của mùa đông, kết hợp với gió (phong) tạo nên phong hàn tà hoành hành, gây bệnh cho người.

15.6037

Về mùa đông, trẻ em dễ mắc phong hàn cảm mạo là một loại bệnh cảm mạo. Đặc trưng của chứng này là cảm thụ phong hàn gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, phát nhiệt (sốt), sợ lạnh, toàn thân khó chịu.

Khi mắc cảm mạo phong hàn nguyên tắc trị liệu là phải dùng đồ ăn và các vị thuốc có vị tâm (cay) tính ôn để sở phong, tán hàn.

Bạn có thể dùng các món ăn, đồ uống dưới đây để chữa cảm mạo phong hàn:

- Canh hành cháo:

Hành củ 15g, chao đậu 30g, đường đỏ 15g.

Bỏ chao vào nước sôi luộc 15 phút, bỏ hành đã rửa sạch, thái nhỏ vào rim, cho đường đỏ vào khuấy tan, gạn lấy nước uống. Uống xong, trùm chăn kín 10 phút, cho ra mồ hôi. Món này thích ứng với trẻ em sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, không ra mồ hôi do cảm mạo phong hàn.

- Canh hoắc hương gừng tươi:

Hoắc hương 50g, gừng tươi 15g, đường đỏ 15g.

Hoắc hương rửa sạch, thái miếng ngắn 2cm. Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng. Bỏ hoắc hương, gừng và đường đỏ cho nước vào đun sôi trong 5 phút rồi gạn lấy nước uống lúc còn nóng.

Có tác dụng giải biểu, hoà vị, dứt nôn. Thích ứng với trẻ em phát nhiệt, sợ lạnh, nguời khó chịu, nôn mửa.

Trương hợp trẻ bị ho, ra đờm loãng trắng, chảy nước mũi, ngứa cổ... thì phải sơ phong - tán hàn - tuyên phế và cho uống bài thuốc sau:

Tía tô 12g, kinh giới 12g, trần bì 8g, bán hạ 8g, cát cánh 6g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 10g, hoắc hương 10g, cam thảo 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ngoài ra, để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung
VTC

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]