Chữa trị tiểu đường bằng các bài thuốc tự nhiên

Đái tháo đường là một bệnh ngày càng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và cả nước ta. Trong một số nghiên cứu cho thấy, một số thảo dược có triển vọng làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường.

15.5986

Mướp đắng (khổ qua)

Quả mướp đắng được trồng phổ biến ở nước ta. Các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Khổ qua kích thích tuyến tụy, gan, lá lách và điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp cải thiện sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Bạn có thể uống nước khổ qua tươi vào buổi sáng sẽ giúp chống lại bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Khổ qua kích thích tuyến tụy, gan, lá lách và điều chỉnh lượng đường trong máu

 Nước ép hành tây

Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường, giống như uống thuốc hạ đường huyết, hành tây có tác dụng kích thích insulin hợp thành và giải phóng để điều tiết lượng đường trong cơ thể.

Bạn có thể cắt nhỏ một củ hành, ngâm trong một ly nước hoặc xoay nhuyễn một củ hành và gạn lọc lấy nước và uống mỗi ngày. Nước ép hành tây rất hiệu quả trong việc điều trị đái tháo đường type 1.

Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường

Cam thảo đất

Cam thảo đất có chứa hoạt chất amellin có tác dụng giảm lượng đường huyết và các triệu chứng của đái tháo đường. Nó có thể làm giảm biến chứng do đái tháo đường gây ra như tăng ceton máu.

Trà xanh

Trong trà xanh chứa EGCG và Theaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Các chất này làm tăng chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường tại ruột và làm tăng tác dụng của insulin – nội tiết tố làm giảm đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, trong trà xanh còn có vitamin C, vitamin B, kali, flo và iốt, giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Trong trà xanh chứa EGCG và Theaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu.

Cỏ cà ri (methi)

Vị đắng của hạt cỏ cà ri giúp chống lại nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường, thậm chí nó có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết . Dùng 2 thìa cà phê đầy hạt cỏ cari (dạng bột) mỗi ngày vào buổi sáng, có thể dùng kèm với sữa. Một cách khác bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri trong nước, giữ cho nó qua đêm và uống vào buổi sáng.

Tỏi

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, các thành phần trong tỏi có tác dụng làm giảm độ đường huyết. Mỗi ngày vào buổi sáng, nuốt một nhánh tỏi sẽ rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]