Chuẩn đoán vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới

Chúng ta có rất nhiều cách để chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới nhờ những tiến bộ của y học hiện nay. Tùy vào tình trạng của bản thân và điều kiện vật chất, trang bị ở từng cơ sở khám, chữa bệnh, bác sỹ sẽ áp dụng một biện pháp hiệu quả nhất đối với bạn để việc chẩn đoán diễn ra suôn sẻ, đạt được độ chính xác cần thiết.

15.5785

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về một số phương pháp chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới:

1. Siêu âm

Ngày nay, siêu âm đã trở thành một trong những phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất để chẩn đoán chứng vô sinh – hiếm muộn. Khi siêu âm, bạn có thể phát hiện bất cứ sự khác thường nào ở vùng chậu. Thậm chí, khi máy siêu âm quét qua vùng chậu để kiểm tra sự rụng trứng, bạn còn có thể nắm bắt được thời điểm trứng chín, rồi rụng và thấy được độ mỏng của thành tử cung

2. Chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG)

Phương pháp chuẩn đoán nhờ chụp X-quang tử cung – vòi trứng

Xét nghiệm HSG là “công cụ” đánh giá hai vòi trứng của người phụ nữ có thông hay không và phát hiện những bất thường khác ở tử cung. Thông thường, chụp X-quang tử cung – vòi trứng được thực hiện sau khi sạch kinh hoàn toàn khoảng 2 ngày. Bắt đầu, một loại thuốc cản quang được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng, nếu vòi trứng thông, thuốc sẽ chảy vào ổ bụng và được phát hiện khi xem phim chụp X-quang. Trong trường hợp có nghi ngờ tổn thương vòi trứng, bác sỹ sẽ khuyên bạn mổ nội soi để chẩn đoán tổn thương hoặc thông vòi trứng.

3. Nội soi và mổ nội soi

Nội soi là cách khá tốt để chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn. Nó được triển khai bằng cách thòng một dụng cụ nhỏ và mỏng có gắn “kính mini” qua ống họng xuống vùng chậu nhằm “quan sát”, kiểm tra khu vực bên trong tử cung.

Thêm vào đó, trong chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn, bác sỹ có quyền chỉ định mổ nội soi khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng do nhiều bệnh lý khác nhau. Mổ nội soi khá đơn giản, bạn có thể ra viện sau khoảng 24 giờ khi hoàn tất ca mổ.

Mổ nội soi giúp cho bác sỹ biết rõ tổn thương của buồng tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các tổn thương khác nếu có. Mổ nội soi cũng có thể giúp phục hồi lại chức năng vòi trứng và điều trị một số bệnh lý khác của tử cung, vòi trứng và vùng khung chậu.

4. Kiểm tra kháng thể phản tinh dịch

Đây là một tiến trình giúp bạn thấy được các kháng nguyên và chức năng của hệ thống miễn dịch phản ứng lại với sự xâm nhập của tinh dịch như thế nào thông qua việc thử máu. Nếu hệ thống miễn dịch “coi” tinh dịch là đối tượng “lạ mặt”, nó sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu để tiêu diệt chúng.

5. Xét nghiệm vùng cổ

Được thực hiện bằng việc kiểm tra dịch nhầy nơi cổ họng xuất hiện suốt chu kỳ kinh của nữ giới bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loại dịch nhầy này có “quan hệ” rất gần với quá trình thâm nhập của tinh dịch vào cơ quan sinh dục của phụ nữ.

6. Kiểm tra sự rụng trứng

Đơn giản bởi việc không rụng trứng (hay không phóng noãn) chiếm tới trên 25% nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Sau lần thăm khám đầu tiên, bác sỹ chuyên khoa đã có thể làm thử nghiệm này. Nó giúp bạn xác định trứng của bạn có được sản xuất hàng tháng không để nhanh chóng trở tay ứng phó.

7. Kiểm tra lượng progesterone (hoóc môn giới tính duy trì thai)

Nhìn chung, quá trình kiểm tra lượng hoóc môn giới tính duy trì thai sẽ diễn ra một vài ngày sau khi trứng “ló mặt”. Trường hợp lượng progesterone thấp gây cản trở khá lớn đối với sự rụng trứng trong chu kỳ kinh của bạn. Từ 4 – 9 ngày tiếp theo, bạn sẽ được thử máu nhằm chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn một cách chính xác hơn.

8. Phương pháp miễn dịch dùng đánh dấu phóng xạ (RIAs)

Có thể nói, RIAs là một kỹ thuật rất nhạy và chính xác được sử dụng để đo nồng độ kháng nguyên trong mẫu nghiên cứu, bao gồm các mức độ của kích thích tố sinh dục nam, hoóc môn kích thích thể vàng (LH), hoóc môn kích thích nang trứng (FSH), hoóc môn tiết sữa. Điều đó sẽ hỗ trợ các bác sỹ trong việc quyết định chứng vô sinh – hiếm muộn của bạn có phải do sự mất cân bằng về hoóc môn trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra hay do một nguyên cớ nào khác.

9. Kiểm tra tình trạng mở của vòi trứng

Thông qua thử nghiệm bằng tia X, phương pháp này sẽ giúp kiểm tra tình trạng của ống Fallope và chắc chắn rằng có xảy ra hiện tượng tắc đường ống (tắc vòi trứng) hay không. Bình thường, hóa chất sẽ được tiêm từ cổ tử cung, sau đó tràn qua tử cung rồi chảy vào ống Fallope, nếu bị tắc ống sẽ nhanh chóng hình thành sức ép, áp lực gây nên tổn thương ngay tại khu vực này, cho ta biết dấu hiệu của bệnh.

10. Kiểm tra hoóc môn kích thích thể vàng (LH) đường tiết niệu

Thử nghiệm kiểm tra đường tiết niệu thường nhằm mục đích nhận biết sự gia tăng của các hoóc môn kích thích thể vàng và chỉ thực hiện trước ngày rụng trứng. Nếu LH dưới mức tối thiểu cần thiết thì nồng độ estrogen tổng hợp sẽ không đầy đủ cho sự phát triển của nội mạc và hình thành hoàng thể. Do đó, nguy cơ bạn mắc chứng vô sinh – hiếm muộn rất cao. Đáng lưu ý là phương pháp này còn có thể giúp các cặp vợ chồng tìm được thời điểm tốt nhất để giao hợp và tiến tới khả năng thụ thai.

Muốn việc chẩn đoán dù dưới hình thức nào được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác hơn, bạn hãy chọn lựa thời điểm thích hợp, đó là khoảng thời gian ngay sau khi sạch kinh và địa điểm thích hợp, là các cơ sở chuyên khoa uy tín để chẩn đoán bạn nhé!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]