Có bệnh gì không được ăn ngải cứu?

Ngải cứu có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, dùng ngải cứu để bồi bổ hay làm đẹp thì cũng phải xem mình có thuộc 3 đối tượng dưới đây không.

0

Ngải cứu lai có cả tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên mặt da. Vì vậy, ngải cứu là loại chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những ngưởi có loại da nhờn.

Trị sẹo lâu năm với ngải cứu

Cây ngải cứu, là một giống cây thân thảo có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như điều hòa khí huyết, kháng sinh và điều trị một số bệnh ngoài ra như chàm hay eczema.

Tinh dầu cây ngải cứu có khả năng oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào da khỏi nguy cơ bị lão hóa đồng thời phá vỡ các mô sẹo. Vì vậy, tinh dầu ngải cứu không chỉ giúp trị sẹo mụn mà còn có khả năng trị sẹo lồi hiệu quả.

Đặc biệt với tính kháng sinh và khử trùng, tinh dầu ngải đắng cũng là biện pháp trị mụn an toàn.

Cách thực hiện: Rót một lượng tinh dầu ngải đắng vừa đủ ra chiếc bát sạch và cho dầu oliu vào trộn đều theo tỷ lệ 1:2 để được một hỗn hợp đồng nhất. Rửa mặt sạch rồi dùng đầu ngón tay hoặc tăm bông thấm vào hỗn hợp trên và thoa nhẹ nhàng lên các vết sẹo.

Cải thiện vùng da xấu

Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.

Những lưu ý khi dùng ngải cứu

Người có thai không nên uống ngải cứu với tần suất lớn vì ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính.

Người bị rối loạn đường ruột cần tránh xa ngải cứu.

AloBacsi.vn
Theo Gia đình và Xã hội

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]