Cỏ cú chữa bệnh phụ nữ

Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị thuốc được gọi là Hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình với công dụng chữa bệnh phụ nữ.

15.6154

Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị thuốc được gọi là Hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình với công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.

Cách bào chế: Củ cỏ cú loại bỏ lông và tạp chất; rửa sạch để ráo sao đó nghiền vụn hoặc thái lát mỏng và đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm.

Bài thuốc có vị Hương phụ:

- Chữa kinh nguyệt không đều: Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh hoặc gần kỳ kinh hay đau bụng: hương phụ chế tán bột ngày uống 10g với nước nóng hoặc nước ngải cứu.

- Chữa đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: Hương phụ 40g, riềng khô 80g (riềng chọn củ nhỏ màu vàng nhạt). Hai thứ tán nhỏ cất vào lọ kín, mỗi lần uống 6-8g (trẻ em mỗi lần uống 2-4) với nước chè nóng

- Chữa tiêu hóa kém: Hương phụ (sao) 12g, vỏ quýt (sao) 12g, vỏ vối (sao) 12g, vỏ rụt (sao) 16g, chỉ xác 12g. Sắc nước uống.

- Chữa đau bụng kinh, khí huyết kém, kinh nguyệt không đều: Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Ðỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang.

Chú ý: Người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

AloBacsi.vn
Theo Nông Nghiệp Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]