Cô giáo đi nhặt phế liệu nuôi chồng ung thư

0

Mỗi tháng phải chi vài chục triệu đồng để chữa bệnh cho chồng, số tiền chị Thùy đang nợ đã lên tới 700 trăm triệu đồng. Cô giáo nghèo chỉ mong bán được nhà để trả nợ.

Sinh ra và lớn lên ở Ứng Hòa (Hà Nội), tuổi thơ của chị Vương Thị Thùy trôi qua êm đềm như bao bạn bè cùng trang lứa. Học xong cấp 3, chị thi đỗ Cao đẳng Sư phạm. Hồi đó, anh Mạnh, chồng chị Thùy sau này, học cùng khóa nhưng khác lớp, thấy chị Thùy học giỏi, bướng bỉnh nên có cảm tình nhưng chưa dám ngỏ lời. Đến khi ra trường, anh mới tỏ tình.

Năm 2005, hai người nên duyên vợ chồng, chị Thùy theo chồng về Đường Lâm và dạy ở tiểu học Viên Sơn cách đó 7 km. Họ xây được một căn nhà nhỏ, buổi tối, vợ chồng và hai con lại quây quần bên nhau, cuộc sống cứ êm đềm trôi qua cho đến ngày anh Mạnh phát hiện bị ung thư.

Cuối tháng 11/2012, chị Thùy đang ở quê ngoại thì hàng xóm gọi điện thông báo chồng chị đổ bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc ruột. Hôm sau, chị gửi mẫu bệnh phẩm ra Viện K thì nhận được kết quả anh bị ung thư đại tràng giai đoạn 3.

Cô giáo Thùy đang dạy tiểu học Viên Sơn. Ảnh: Thanh Tùng.

Ban giám hiệu và thầy cô trong trường đều cố gắng tạo điều kiện, khi nào chồng chị Thùy đi truyền hóa chất thì mọi người lại dạy thay. Đến hè, không phải đi dạy nữa, chị Thùy hết làm người giúp việc lại xoay qua buôn đồng nát để kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng. Gia đình không đồng ý, nhưng cứ chờ mọi người đi vắng, chị lại trốn đi. Dọc đường, thấy phế liệu gì chị nhặt cái đó.

Bận đi nhặt phế liệu, chị phải đem con gái nhỏ hơn 1 tuổi gửi ông bà ngoại, đến lúc gặp lại, con không nhớ mặt bố mẹ. Bé khóc thét khi thấy mẹ khiến chị Thùy quay đi khóc. Người mẹ 33 tuổi này cũng phải gửi con trai lớn cho hàng xóm và bà nội. "Đứa đầu biết thân phận, dù vắng mẹ và phải nay đây mai đó, nhưng vẫn học rất giỏi, đạt nhiều giải thi cấp huyện và thành phố", chị Thùy nghẹn ngào.

"Nghề phụ" của cô giáo Thùy vào mỗi buổi chiều. Ảnh: Thanh Tùng.

Ông Nguyễn Hồng Đắc, hàng xóm nhà chị Thùy, cho biết, hai vợ chồng chị đều là giáo viên, kể từ khi về ở sinh sống ở tổ dân phố, gia đình sống với xóm làng rất tốt, nên được mọi người quý mến.

Thanh Tùng - Hà Lê

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]