Có nên mang thai nếu đang bị bệnh hen suyễn?

Các nhà khoa học, nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo: phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan… không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn thì có nên có thai?

15.6009

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mãn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi, tuỳ từng loại mà có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Các loại hen suyễn

Hen suyễn gồm có một số loại sau:

– Hen suyễn dị ứng: Xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với một số loại như phấn hoa, hay vảy da của thú vật. Người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay gia đình bị bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô và những bệnh ngoài da như ngứa, nổi ban đỏ…

– Hen suyễn do vận động thể lực: Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực, hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hai ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này.

– Hen suyễn về đêm: Là loại hen suyễn thường chỉ xảy ra về đêm đặc biệt thời gian điển từ 2 – 4 giờ sáng.

– Hen suyễn trong thai kỳ: Thai phụ bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, 1/3 sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, 1/3 vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn.

– Hen suyễn do nghề nghiệp: Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói bụi hay môi trường hoá chất độc hại…

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới thai nhi

– Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn.

– Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: chứng tổng hợp huyết áp cao, âm đạo chảy máu, nôn mửa…

– Nếu phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.

Căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không.

Hướng dẫn về kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai

Trong y học hiện nay đã có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc dự phòng như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm dân gian như:

Một số bài thuốc từ thực phẩm dùng trong hen suyễn:

– Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.

– Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

– Hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.

– Trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.

– Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

– Nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đối với phụ nữ mang thai: Theo các ý kiến của Bác sĩ Mitchell P. Dombrowski, bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG – The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì hen suyễn có khả năng gây nguy hiểm trên 4 – 8% phụ nữ mang thai.

Để điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai, các chuyên gia đã khuyến cáo cần phải: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Đặc biệt, việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Sau đây là một số mức độ và loại thuốc chuyên biệt:

– Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần nhưng không cần dùng đều đặn hàng ngày.

– Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc dùng corticosteroid liều trung bình hoặc corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Tất cả các loại thuốc nêu trên đều phải do bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng một cách chặt chẽ, không tự ý mua về uống.

Ngoài ra, tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thí nghiệm và khảo sát đã có phát hiện thú vị về chế độ ăn của bà mẹ lúc mang thai và bệnh hen suyễn: trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn.

Lời khuyên cho bạn

Khi phụ nữ mắc bệnh mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Nếu bị hen suyễn mãn tính thì tốt nhất không nên mang thai. Với những thai phụ bị hen suyễn khi mang thai không chỉ cần hạn chế khả năng bệnh phát tác một cách tích cực mà còn phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi xem có phát sinh triệu trứng nào không. Một khi xuất hiện hiện tượng bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]