Có thể dự phòng được bệnh giãn phế quản?

SKĐS - Bệnh giãn phế quản là hậu quả của bệnh nhiễm trùng và nhiều nguyên nhân khác, vậy có thể nào dự phòng được không?

15.5939

Hỏi: Bệnh giãn phế quản là hậu quả của bệnh nhiễm trùng và nhiều nguyên nhân khác, vậy có thể nào dự phòng được không? Ở mỗi nhóm nguyên nhân sẽ điều trị khác nhau?

(Trần Công Nghĩa - Long An)

Trả lời: Giãn phế quản là một tình trạng biến dạng phế quản thường xuyên không hồi phục xảy ra ở các phế quản có kích thước trung bình kèm theo thành phế quản bị phá hủy. Giãn phế quản do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân có thể dự phòng được nhưng cũng có khi không thể phòng ngừa.

Việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng. Chủ yếu là điều trị kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn, có thể dùng kháng viêm corticoide để làm giảm bài tiết nhầy hàng ngày và có thể giảm ho. Khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả thì có thể xem xét đến chỉ định phẫu thuật cắt bỏ vùng nhu phổi mất chức năng nơi bị giãn phế quản nhưng nói chung tiên lượng phẫu thuật rất nặng.

Đối với nhóm nguyên nhân giãn phế quản do viêm nhiễm thì cần phải điều trị tích cực viêm phổi. Nhiễm trùng tạo u hạt là nguyên nhân hay gặp gây giãn phế quản, cần được điều trị hiệu quả: lao phổi, sarcoidosis, histoplasmosis, coccidioidomycosis.

Ở nhóm nguyên nhân do tắc nghẽn: phụ thuộc vị trí và thời gian tắt nghẽn, nhiễm trùng kèm theo. Dưới nơi tắc nghẽn dịch ứ đọng, áp lực nội phế quản tăng và sự sinh sản vi khuẩn tăng gây ra viêm mãn tại chỗ là hư hại cấu trúc phế quản và cuối cùng là gây giãn. Một số nhóm bất thường về cấu trúc bẩm sinh của phế quản hoặc bị rối loạn miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải) hoặc giãn phế quản vô căn do rối loạn thanh lọc phế quản phổi thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có hướng điều trị và phòng ngừa khác nhau.

Nói chung, bệnh nhân nghi ngờ bị giãn phế quản cần phải được khám, điều trị và theo dõi ở thầy thuốc chuyên khoa hô hấp.

Bs.CkII. Đặng Minh Trí

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]