Có thuốc chữa viêm mũi do nghề nghiệp?

Theo như bạn mô tả thì bạn mắc chứng viêm mũi do nghề nghiệp. Đây là dạng viêm mũi gây ra do một số yếu tố trong môi trường làm việc như các loại lông súc vật, bụi gỗ, bột ngũ cốc, hóa chất...

15.6191

Tôi năm nay 28 tuổi, hiện làm tại một công ty may. Khoảng 2 tuần trở lại đây, cứ đến công ty làm việc là tôi bị hắt hơi sổ mũi liên tục, ra khỏi công ty thì triệu chứng trên lại hết. Tôi bị làm sao vậy? Có thuốc gì chữa khỏi không?

Ngô Thúy Mai (Bắc Ninh)

Theo như bạn mô tả thì bạn mắc chứng viêm mũi do nghề nghiệp. Đây là dạng viêm mũi gây ra do một số yếu tố trong môi trường làm việc như các loại lông súc vật, bụi gỗ, bột ngũ cốc, hóa chất... Các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi chỉ xảy ra khi đến nơi làm việc. Các kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, mùi thơm, thay đổi nhiệt độ cũng có thể khởi phát hoặc làm tăng nặng triệu chứng. Điều trị tối ưu với viêm mũi do yếu tố nghề nghiệp là tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh bằng cách đổi nghề hoặc mang khẩu trang có khả năng lọc không khí ở nơi làm việc. Trong trường hợp không thể cách ly được hoàn toàn yếu tố gây bệnh, cần điều trị dự phòng bằng các loại corticosteroid xịt mũi.

Bên cạnh các dạng viêm mũi kể trên, rất nhiều các yếu tố vật lý và hóa học khác cũng có khả năng gây viêm mũi không theo cơ chế dị ứng như ô nhiễm môi trường, sang chấn tâm lý, trào ngược dịch vị (đặc biệt ở trẻ em)...

Trong điều trị các trường hợp viêm mũi không do nguyên nhân dị ứng, biện pháp quan trọng nhất là tìm và giải quyết các nguyên nhân gây bệnh cũng như triệt để tránh các yếu tố làm tăng nặng bệnh. Nói chung, viêm mũi không do dị ứng thường khó điều trị hơn so với viêm mũi dị ứng. Các trường hợp viêm mũi không do dị ứng nhưng có tăng bạch cầu ái toan thường có đáp ứng với điều trị dự phòng bằng corticosteroid xịt tốt hơn so với các trường hợp không có tăng bạch cầu ái toan. Điều trị triệu chứng của viêm mũi không do dị ứng cũng tương tự như với viêm mũi dị ứng, ví dụ dùng ipratropium để giảm triệu chứng chảy nước mũi, dùng các thuốc co mạch (như ephedrin, xylomethazolin...) để giảm triệu chứng ngạt mũi. Các thuốc kháng histamin cũng có tác dụng tốt với triệu chứng hắt hơi và chảy nước mũi trong viêm mũi do virut và một số thể viêm mũi khác. Cần lưu ý hạn chế sử dụng các thuốc corticosteroid trong điều trị viêm mũi do virut vì các nghiên cứu gần đây đã cho thấy các thuốc này, kể cả đường uống và xịt tại chỗ, đều không đem lại hiệu quả nào rõ rệt mà có nguy cơ làm bệnh kéo dài. Các thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có biểu hiện nhiễm trùng ở mũi như chảy nước mũi vàng, đặc.

Bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn và chỉ định dùng thuốc cụ thể.

BS. Nguyễn Hữu Trường

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]