Có triệu chứng sau, không cần đi khám cũng biết bạn bị đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh rất thường gặp về đường tiêu hóa, khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, sớm phát hiện bệnh sẽ giúp bạn điều trị kịp thời, hiệu quả hơn.

15.6046

Hãy lưu tâm đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là những bất thường cảnh báo sớm bạn đã mắc căn bệnh đau dạ dày.

Khi thấy mình có 5 biểu hiện sau, không cần đến gặp bác sĩ bạn cũng có thể biết rằng mình đã mắc căn bệnh đau dạ dày rồi nhé!

Đau thượng vị

Dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của căn bệnh đau dạ dày. Bạn thường cảm thấy đau ở vùng thượng vị (vùng dưới hay ngay mũi ức) khi bị đói hay ăn quá no. Cơn đau thường âm ỉ, nóng rát khiến bạn khó chịu.

Ợ chua, ợ hơi

Ợ hơi, ợ chua là hậu quả của việc dạ dày bị tổn thương, khiến sự co bóp, vận động của dạ dày bị rối loạn gây nên.

Khi hoạt động của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày và lên men. Bạn sẽ thường xuyên bị ơ chua, ợ hơi và ợ lên nửa chừng kèm theo đó là bị đau ở xương ức hoặc sau mũi ức.

Kém ăn

Ăn kém đi là một trong những biểu hiện sớm của bệnh đau dạ dày. Vì khi có cảm giác đau sẽ khiến bạn lười ăn, không có tâm trạng để ăn.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của việc hệ tiêu hóa của bạn đang bị trục trặc, khó tiêu, khiến bạn không muốn ăn.

Buồn nôn và nôn

Bạn luôn có cảm giác buồn nôn và nôn ra thức ăn kèm theo chứng ợ hơi, ợ chua thì hẳn là đã mắc ohair căn bệnh đau dạ dày.

Vì khi chức năng dạ dày bị rối loạn, co bóp dạ dày mạnh và nhanh trong khi thức ăn không tiêu được sẽ khiến chúng bị trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng buồn nôn và nôn.

Nếu hiện tượng nôn xảy ra thường xuyên sẽ khiến thực quản bị tổn thương trầm trọng có thể dẫn tới rách thực quản, rách niêm mạc vùng tâm vị của thực quản gây chảy máu.

Hơn nữa, nó còn có thể khiến bạn bị mất nước trầm trọng và hạ huyết áp rất nguy hiểm.

Nôn ra máu hoặc phân đen

Đây là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày của bạn đang gặp nguy hiểm vô cùng. Ho ra máu hay đại tiện thấy phân có màu đen là biểu hiện của chảy máu dạ dày hoặc chảy máu tiêu hóa.

Đi đến mức độ này thì không dừng lại ở đau dạ dày mà nó có thể là biểu hiện của căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày.

Do đó, khi thấy có biểu hiện nôn ra máu hay đi ngoài phân đen bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Phòng tránh bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh của bạn gây ra. Do đó, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bị đau dạ dày:

Hạn chế protein động vậttinh bột

Các thực phẩm giàu tinh bột, protein động vật khiến hệ tiêu hóa của bạn phải sử dụng nhiều loại enzym để tiêu hóa protein. Do đó bạn nên hạn chế sử dụng protein động vật kèm tinh bột vì nó sẽ gây "khó dễ" cho hệ tiêu hóa của bạn.

Không ăn hoa quả sau bữa ăn

Nhiều người nghĩ rằng ăn hoa quả chín sau bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Nhưng thực tế thì ngược lại, ăn hoa quả chín sau bữa ăn sẽ khiến bạn bị khó tiêu.

Do trái cây chín hòa trộn với thức ăn trong dạ dày tạo nên các hoạt chất khó tiêu, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không vừa ăn vừa uống

Khi bạn thực hiện việc đưa thức ăn vào trong hệ thống ruột và dạ dày thì các enzym, dịch tiêu hóa đã sẵn sàng được tiết ra để tiêu hóa thức ăn.

Nhưng khi bạn uống nước vào sẽ khiến cho enzym này bị rửa trôi khiến quá trình tiêu hóa bị dán đoạn, gây rối loạn tiêu hóa.

Hạn chế bánh mỳ và bơ

Thường xuyên ăn bánh mỳ, bơ, sữa sẽ khiến hệ tiêu hóa của chúng ta "bỏ qua" rất nhiều các chất dinh dưỡng khác, trong khi tinh bột từ bánh mì và bơ sữa lại có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh đau dạ dày ki hạn chế những thực phẩm này đã ngủ ngon hơn, tình trạng đau dạ dày giảm hẳn xuống.

Không uống đồ uống có ga

Đồ uống có ga, chất kích thích như rượu ba, café, thuốc lá gây kích thích mạnh cho dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dễ gây viêm loét dạ dày.

Không ăn đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng sẽ kích thích dạ dày co bóp mạnh hơn, các enzym phải điều tiết liên tục và khiến chúng trở nên quá tải.

Theo Tuyết Anh - Trí thức trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]