Coca Cola: Càng nhỏ càng tốt (P2)

Sự chuyển biến trong chiến lược kinh doanh của Coca Cola theo nhiều nhà đầu tư là quá chậm và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ đối thủ Pepsi. Tweet

0

Ảnh minh họa.

Hiệu suất quá chậm

Giám đốc điều hành Muhtar Kent của Coca Cola khẳng định ông sẽ cải thiện tình hình lợi nhuận của công ty. Kế hoạch cắt giảm chi phí 3 tỷ USD của vị giám đốc này bao gồm việc sa thải 1.800 nhân viên trong tổng số 130.000 người lao động trên toàn thế giới của Coca.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng ông Kent thậm chí sẽ còn cắt giảm chi phí mạnh hơn nữa. Năm 2012, tập đoàn Pepsi cũng gặp phải tình trạng tương tự khi cắt giảm 8.700 công việc, chiếm 3% tổng số lao động của công ty này.

Theo Wintergreen Advisers, một công ty đầu tư vào Coca, biểu hiện không lạc quan của tập đoàn này trong năm 2014 một phần là do chi phí quản lý tăng cao dưới thời điều hành của ông Kent. Wintergreen đã kêu gọi vị giám đốc điều hành này từ chức.

Công ty đầu tư Wintergreen cho rằng Coca đáng lẽ phải có hoạt động kinh doanh tốt khi có một thương hiệu tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, phong cách quản lý hiện nay của công ty này lại có hiệu suất quá chậm.

Theo Wintergreen, hiện Coca không có vấn đề cấp bách hay chi phí nào cần giải quyết hơn là thay đổi cách điều hành.

Không cùng quan điểm trên, một số cổ đông đã đồng tình với kế hoạch cắt giảm chi phí và tăng cổ tức gần đây của Coca. Mặc dù vậy, một số chuyên gia phấn tích cho rằng nếu ông Kent không gia tăng giá trị cho công ty thì vị giám đốc này sẽ thành mục tiêu chỉ trích của những cổ đông lớn.

Theo phân tích của hãng Nomura, Coca có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn bất cứ công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh nào khác. Hãng tin rằng Coca có thể thu lợi từ chính sách cắt giảm chi phí và các nhà máy đóng chai của công ty sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.

Việc tỷ phú Warren Buffet mua 9% cổ phần công ty Coca là một khởi đầu tốt cho tập đoàn này năm 2015. Tuy nhiên khi được hỏi liệu ông Warren có mua lại toàn bộ tập đoàn Coca hay không, vị tỷ phú này trả lời rằng “hoàn toàn không có chuyện đó.”

Hiện giám đốc Kent đang gặp thách thức khi phải tăng gấp đôi doanh thu và tăng lợi nhuận lên 200 tỷ USD cho tập đoàn Coca từ nay đến năm 2020.

Cho dù vị giám đốc này có thành công hay không thì một điều chắc chắn rằng những sản phẩm đóng chai cỡ lớn của Coca sẽ không được sản xuất tiếp nữa.

Chủ tịch Douglas nói rằng một số khách hàng khi được hỏi về sản phẩm đóng chai cỡ lớn của thập niên 90 sẽ phải thốt lên: “Lạy Chúa, ai lại uống nhiều đến mức như vậy chứ?”

Thách thức từ Pepsi

Pepsi và Coca là hai đối thủ huyền thoại trong mảng kinh doanh đồ uống đóng chai. Trong nhiều thập kỷ cạnh tranh, áp lực lên mỗi công ty là khác nhau. Bất chấp sự tương đồng giữa sản phẩm của 2 công ty, có sự khác nhau rất lớn trong việc kinh doanh của 2 tập đoàn này.

Cổ phiếu Coca Cola tính theo tuần.

Hãng Coca chỉ tập trung vào đồ uống đóng chai trong khi Pepsi đã có một mảng kinh doanh rộng lớn ở lĩnh vực đồ ăn nhẹ, vốn được phát triển vào thời kỳ nước ngọt có ga gặp áp lực về doanh số.

Những thương hiệu sản phẩm đồ ăn nhẹ như Doritos, khoai tây chiên giòn Lay, bột ngũ cốc Quaker Oats, đã chiếm hơn một nửa tăng trưởng lợi nhuận của Pepsi trong những năm gần đây. Tập đoàn Coca không có những mảng kinh doanh như vậy để dựa vào, nhưng nếu có thì công ty này cũng sẽ rơi vào tình cảnh phải cạnh tranh với Pepsi, vốn đã rất mạnh trong mảng này.

Giám đốc điều hành Kent đang chịu áp lực lớn về vấn đề chi phí quản lý mà theo tỷ phú Warren Buffett là “quá cao,” và bị phản đối bởi nhiều nhà đầu tư. Trong khi đó, Giám đốc điều hành Indra Nooyi của Pepsi chịu “áp lực” cao hơn nhiều. Nguyên nhân là mảng kinh doanh đồ ăn nhẹ của tập đoàn này hoạt động quá tốt khiến nhà đầu tư thúc dục hãng tách khu vực này ra khỏi Pepsi để hoạt động độc lập.

Những nhà đầu tư này cho rằng việc tách mảng kinh doanh đồ ăn nhẹ ra khỏi Pepsi sẽ mở cửa thúc đẩy lợi nhuận, đồng thời khiến 2 công ty hoạt động “hiệu quả và gọn nhẹ hơn.” Các nhà đầu tư đánh giá Pepsi đang quản lý một cách “quan liêu và độc đoán” dưới thời bà Nooyi.

Sau 2 năm đàm phán về vấn đề này, cuối cùng Pepsi cũng đã đi đến một thỏa thuận với nhà đầu tư trong mảng kinh doanh đồ ăn nhẹ.

Hơn nữa, hãng cũng tăng cường lợi ích của các cổ đông thông qua kế hoạch cắt giảm chi phí và nâng lợi nhuận trả cho các cổ đông lên 9 tỷ USD trong năm 2015 thông qua cổ tức và mua lại cổ phiếu.

Trớ trêu thay, áp lực gia tăng lợi ích cổ đông của Pepsi lại gây ảnh hưởng khiến giám đốc Kent của Coca buộc phải cải thiện lợi nhuận trong năm nay.

Theo NDH

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]