Con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Tự kỷ là một khiếm khuyết thần kinh ảnh hưởng đến khả năng hiểu, giao tiếp, ngôn ngữ, chơi và tương tác xã hội với người khác. Rối loạn thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ khoảng 1/500 trẻ được sinh ra, trẻ trai bị nhiều gấp 4 lần so với trẻ gái.

15.6028
Ở VN bệnh chỉ mới được quan tâm gần đây. Việc phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, tuy vậy bệnh rất khó nhận biết và chẩn đoán trước 3 tuổi. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia trong ngành. Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ? Tùy người mà có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có vài đặc điểm chung như sau: Những dấu hiệu rất sớm của bệnh là tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi vì chủ động tránh những đứa trẻ này. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích. Bé có vẻ không cần mẹ, không tỏ vẻ trìu mến khi được cưng chiều, ít khóc, bé rất ngoan, "quá" ngoan. Khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc... ngửi. Có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng. Không chỉ được đồ vật bằng ngón tay trỏ. Bé trở nên cứng đơ khi được bế trên tay, đôi khi rất phản ứng với môi trường xung quanh và rất cáu gắt... Việc phát hiện khi nào được coi là sớm? Phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời là yếu tố quan trọng giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng. - Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời: nếu trẻ có những biểu hiện như không đòi hỏi gì, có vẻ không quan tâm đến mẹ, không cười, không bập bẹ, không trao đổi qua ánh mắt như ở trẻ vài tuần tuổi, không thích thú trò chơi. Trẻ thường thiếu trương lực và thiếu sự chuẩn bị tư thế khi người lớn nghiêng về phía trẻ với 2 bàn tay đưa ra để bế trẻ. Trẻ không đòi bú và có thể bỏ một bữa ăn mà không biểu lộ gì. - Ở trẻ từ 6 -12 tháng: trẻ không trìu mến, khi được bế trên tay trẻ lạnh lùng hoặc cứng đờ, tay chân không quắp chặt vào mẹ mà bỏ buông thõng. Không phản ứng với sự hiện diện hay vắng mặt của bố mẹ, trẻ không biết gọi, không có sự giao tiếp bằng lời hoặc không lời. Trẻ không đáp khi được gọi tên. Trước những kích thích có thể trẻ phản ứng rất mạnh hoặc không phả ứng. Thường căm ghét thức ăn đặc. Không bập bẹ lúc 12 tháng, không vẫy tay chào, không nói được từ nào lúc 16 tháng và câu gồm 2 từ khi 24 tháng. - Ở trẻ 2 - 3 tuổi: Trẻ luôn dửng dưng với các giao tiếp xã hội, tránh cái nhìn của người khác và thường từ chối sự tiếp xúc của cơ thể. Trẻ giao tiếp hay cử động bằng cách lay động bàn tay của người lớn. Trẻ có những hành vi thoái hóa như đu đưa và liếm một số đồ vật một cách chậm chạp và lặp lại, cố định những chi tiết thị giác như tự nhìn bàn tay đang cử động hoặc những đồ vật xoay tròn, đong đưa, trẻ có những cử động đặc biệt như tự nhiên vỗ tay, đi nhón gót, lắc đầu, tự xoay tròn mà không chóng mặt... Nguyên nhân có phải do người mẹ? Một số người, ngay cả bác sĩ ở những lãnh vực khác khi khám cho trẻ đã đổ lỗi cho người mẹ. Nhận định sai lầm này đã đẩy người mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến người mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của người mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm. Qua các nghiên cứu cho thấy: Cha mẹ không gây nên bệnh tự kỷ cho con, không có yếu tố nào trong lối sống của cha mẹ có trách nhiệm về bệnh tự kỷ của con. Chưa ai biết được nguyên nhân gây tự kỷ. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do một trong các yếu tố sau đã tạo nên bệnh: Yếu tố di truyền hoặc do rối loạn về số lượng hoặc cấu trúc của những nhiễm sắc thể X, Y, 15,11, 18.... Tỉ lệ tự kỷ ở anh em ruột là 2-6% (gấp 50 lần so với dân số chung), ở anh em sinh đôi cùng trứng là 36%; yếu tố tổn thương não; yếu tố miễn dịch; yếu tố giải phẫu thần kinh; yếu tố sinh lý thần kinh... Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy môi trường tâm lý - xã hội nghèo nàn, thiếu thốn tình thương, cảm xúc cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh. Một số trường hợp do bận rộn nên cha mẹ đã phó thác con cho người giúp việc hoặc bà con nuôi giùm. Mặt khác, những trẻ bị tước đoạt môi trường tình cảm - tâm lý trong nhiều năm liền khiến trở nên bị chậm phát triển nặng, nếu sau đó được giải thoát khỏi môi trường bất lợi này và được nuôi dưỡng trong một môi trường khác lành mạnh, an toàn hơn, được yêu thương, chăm sóc tốt hơn vẫn có thể phục hồi và phát triển bình thường trở lại. Các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức? Hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ, khoảng 40% - 60% có chỉ số IQ dưới 50. Chỉ khoảng 20% - 30% có IQ trên 70. Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều lệch lạc như sờ mó hoặc ngửi đồ vật và người khác, có nhữäng hành vi định hình và tự gây thương tích bản thân. Khác biệt gì giữa trẻ chậm phát triển tâm thần với trẻ tự kỷ? Khác với trẻ chậm phát triển tâm thần, tình trạng chậm phát triển của trẻ tự kỷ vẫn chừa lại những ''khoảng” trí tuệ bình thường hoặc gần như bình thường. Trẻ tự kỷ thường có khả năng trội về thao tác bằng tay và kỹ năng thị giác- không gian, trong khi lại rất kém ở các kỹ năng đòi hỏi sự suy nghĩ trừu tượng hoặc trình tự logic. Những diễn tiến khác nhau của bệnh? 11% - 22% thoái triển toàn bộ ở tuổi thiếu niên; 7%-28% không tổn thương thần kinh nhưng xuất hiện cơn động kinh lần đầu vào tuổi thiếu niên; 5% - 17% có kết quả tốt về thích nghi xã hội, có thể đi học, đi làm; 61%-74% có kết quả kém, vẫn thiểu năng, sống phụ thuộc vào người khác; 39%-74% phải điều trị và chăm sóc nội trú. Ngay khi phát hiện con mình có những biểu hiện của rối loạn tâm lý hành vi cần đưa ngay tới các đơn vị sau để đi khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Đừng nghĩ rằng con mình còn quá bé để tiến hành can thiệp. - Bệnh viện Nhi Đồng 1. - Bệnh viện Nhi Đồng 2.

- Chi hội tâm lý giáo dục Trăng Non: 29 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.

Nam Phương (KHPT)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]