Con chậm nói: Bệnh không?

Trẻ chậm nói không loại trừ là tự kỷ, tăng động giảm trí nhớ hay một bệnh tâm lý nào đó. Vì vậy, cha mẹ không nên xem thường.

0

Hai cha con bé Nguyên Khang đứng lẫn trong dòng người chờ khám tại hành lang bệnh viện nhi Đồng 2. Không giấu được vẻ lo lắng, anh Hưng chia sẻ:

Hơn một năm tuổi, bé Nguyên Khang cũng từng bập bẹ vài từ đơn như các bạn cùng lứa. Bẵng đi vài tháng, khả năng nói của bé không cải thiện. Tuy nhiên, bé vẫn nghe, hiểu được mọi điều. Bà nội bé bảo biết nói nhanh hay chậm là tùy máu của từng người, khi nào bé thích thì sẽ nói.

Rồi cả nhà cứ đợi. Qua đốt hai tuổi, rồi bé đi học nhà trẻ. Nhưng dù ở lớp hay ở nhà, hầu như cả ngày Nguyên Khang chỉ ư ư khi muốn ai làm việc gì đó giúp mình. Vốn từ của bé là khoảng gần hai chục từ đơn giản cơm, cá, ba…

Giống như anh Hưng, chị Nguyễn Thu Liên cũng đưa cậu con trai 35 tháng tuổi đến kiểm tra tâm lý. Sau thời gian trò chuyện cùng chuyên viên, chị ra về cùng nỗi day dứt khôn nguôi: có thể con chị muộn nói là do ảnh hưởng tâm lý không tốt từ mẹ từ khi còn là thai nhi.

Theo quy luât, trẻ từ 18 đến 2 tuổi có thể biết khoảng 25 từ. Trong đó, trẻ biết dùng ít nhất 2 từ để gọi tên người và đồ vật, để chào tạm biệt, diễn tả hành động, để hỏi hay từ chối. Thậm chí, trẻ có thể bắt chước cụm 2 từ, và không dùng một cách ngẫu nhiên.

Người tiếp xúc với trẻ nhiều có thể hiểu câu nói của trẻ. Từ 2 đến 3 tuổi, trẻ có thẻ nói khoảng 50 đến 200 từ. Lúc đầu trẻ luân phiên với từ đơn. Dần dần trẻ luân phiên bằng câu cho đến khi trẻ có thể kéo dài câu chuyện về một chủ đề đơn giản, dùng cụm 2-3 từ.

Trẻ chậm nói khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Theo chuyên viên Tâm vận động Nguyễn Thị Nga, BV

Nhi Đồng 2, có rất nhiều gia đình chủ quan rằng trẻ chậm nói là do “giống ông này, ông kia trong họ” hay “chưa thích nói” nên không đưa đi khám kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh cũng muôn hình vạn trạng.

Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn xuất phát từ hoàn cảnh nuôi dạy thiếu giao tiếp tại gia đình. Trường hợp bé Nguyên Khang, chuyên viên tâm lý phát hiện ra rằng, hàng ngày ba mẹ đi làm, gửi con cho bà giữ. Bà thường xuyên bận công việc nhà nên dụ cháu bằng cách mở TV để cháu ngồi yên xem mà không quậy phá.

Cũng có thể xuất phát do tâm lý của mẹ quá tiêu cực khi mang thai khiến con trẻ bị ảnh hưởng, con ra đời đã mang nỗi lo lắng, sợ hãi. “Thực tế cho thấy, càng để lâu bệnh càng khó chữa. Trẻ không có vốn từ và không biết phát âm….”, chuyên viên Nguyễn Thị Nga chia sẻ.

Trẻ chậm nói không loại trừtự kỷ, tăng động giảm hay một bệnh tâm lý nào đó mà cha mẹ không nên xem thường. Phải qua khám, tìm hiểu thông tin về trẻ, về tiền sử tâm lý của cả mẹ và trẻ từ khi mang thai, các bác sĩ, chuyên viên mới có thể đánh giá tình trạng tâm lý trẻ tổn thương do nguyên nhân nào, ở giai đoạn, mức độ nào …mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]