Con hãy thực hiện tốt giấc mơ của bố đi

Con hãy thực hiện tốt giấc mơ của bố đi Chủ Nhật, ngày 13/05/2012 07:41 AM (GMT+7)Sự kiện: Học thầy nào, thi vào đâu, làm nghề gì, sống ở phố nào, lấy con nhà ai… tất cả được cha mẹ nhiệt tình “lập trình”. Tổng hợp những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự les, gay và nhiều thông tin sinh động, đa chiều về thế hệ 8x – 9x chỉ có tại Bạn trẻ cuộc sống

15.6065

“Ngày xưa bố mày mơ vào trường y mãi không được, giờ cố mà thi vào đó, họ nhà ta chưa có ai làm bác sỹ cả”. “Cháu nó vào được trường ấy rồi bác ạ, hú hồn nhưng cũng nhẹ cả người. Giấc mơ đầu đời của em như thế cũng đã thành hiện thực, khối nhà mơ mà con có vào đó được đâu…”.

Ai kêu ca về một nền giáo dục với căn bệnh trọng thành tích trầm kha thì cứ kêu, phàn nàn rằng trẻ con phải học quần quật cả ngày, chẳng được chơi bời cho thỏa cái thơ ngây thì vẫn cứ phàn nàn. Tiện nhất là đã có sẵn một bên thứ ba, thường là Bộ Giáo dục – đào tạo và các thầy cô, nhà trường là nơi đổ lỗi. Nhưng cái giấc mơ cá nhân của các ông bố bà mẹ được thốt lên đầy sung sướng thành thực, sau hành trình chạy ngược chạy xuôi lo cho con từ lớp một phải vào được các trường có chút danh tiếng, khi con lớn thì bằng mọi cách, kể cả vay mượn, bán nhà bán cửa, cho chúng xuất ngoại học Tây học Tàu, phải gọi tên nó là gì?

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dường như rất nhiều người Việt có xu hướng cho rằng cuộc đời con cái phải được cha mẹ định hướng, và mặc nhiên chúng sẽ thừa hưởng tất cả tài sản do cha mẹ để lại. Và rồi, bậc cha mẹ nào cũng có những giấc mơ không thành, những ước vọng đeo đuổi thời trai trẻ còn dở dang. Có người vô tình, có người chủ đích đặt hết những gánh nặng đó lên vai con mình. Học thầy nào, thi vào đâu, làm nghề gì, sống ở phố nào, lấy con nhà ai… tất cả được cha mẹ nhiệt tình “lập trình”. Mỗi một nỗ lực thoát khỏi con đường được vạch sẵn ấy của đứa trẻ, nặng thì coi là phản bội, nhẹ cũng khiến bữa cơm nhà nặng trịch tranh cãi.

Đừng bao giờ cố nhồi nhét giấc mơ của mình cho người khác, nhất là những đứa con của bạn (Ảnh minh họa)

Trong xã hội hiện đại này, nơi mà sự giàu có thuộc về 1% dân số, tiếc rằng không có nhiều đứa trẻ thật sự thành công theo những tiêu chuẩn mà các bậc cha mẹ toan tính. Rất ít cơ hội để một đứa trẻ học đàn piano hôm nay trở thành một Đặng Thái Sơn trong tương lai. Ngay cả trong một lĩnh vực không cần quá nhiều bằng cấp và sự thông minh là kinh doanh buôn bán, thì số tổng giám đốc cũng luôn ít hơn số nhân viên cả ngàn lần. Nên ta thấy hàng triệu trẻ em được đào tạo dưới giấc mơ thầm kín của các bậc cha mẹ để đoạt giải Nobel, làm chủ tịch hội đồng quản trị các công ty lớn, hoặc cùng lắm cũng phải là các tiến sĩ, giáo sư tương lai, lại đang thiếu các kỹ năng cần thiết để sinh tồn hạnh phúc như một con người bình thường. Đương nhiên rồi, 99% chúng ta chỉ sở hữu số ít tài sản trong xã hội, và dù muốn hay không cũng phải sống một cuộc đời không mấy ai biết đến.

Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, và ngay cả cuộc được cũng có thể mất nếu sống theo giấc mơ của người khác. Peter Buffett – con trai của tỉ phú Warren Buffett – đã có thể có cuộc sống trong mơ của rất nhiều người nếu anh chịu đi theo con đường của người cha vĩ đại của mình. Nhưng anh đã theo đuổi đam mê âm nhạc, chấp nhận một cuộc sống bình thường về vật chất, thậm chí có lúc phải vay mượn, vật lộn với những khó khăn. Nhưng giờ đây anh là chủ nhân một giải Emmy về âm nhạc và là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng tại Mỹ.

Trong xã hội ngày nay, đã không còn một chuẩn mực bất biến cho sự thành công của mỗi cá nhân. Nếu bạn thấy hạnh phúc khi được họp hằng ngày, được bay liên tục, được theo dõi kết quả bán hàng và báo cáo tồn kho hàng giờ… thì cứ cố gắng để là một doanh nhân như bạn muốn. Nếu bạn không thể sống thiếu bầu trời thì hãy cố gắng học lái máy bay. Thậm chí, nếu bạn thích ăn ngon, thích nấu ăn thì cuộc đời của một đầu bếp không hề tệ. Và khi bạn tự nhủ mình phải dám sống với giấc mơ riêng thì nhớ nhé, đừng bao giờ cố nhồi nhét nó cho người khác, nhất là những đứa con của mình. Hãy thôi nói với con bạn “Con hãy thực hiện tốt giấc mơ của bố nhé”, mà thay nó bằng câu hỏi “Nào, giấc mơ của con là gì?”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]