Công chúa Ai Cập 3.500 tuổi từng bị xơ vữa động mạch

Theo một nghiên cứu vừa mới công bố, công chúa Ai Cập sống cách đây 3.500 năm được phát hiện là xác ướp cổ xưa nhất từng bị xơ vữa động mạch.

0

Phát hiện này đã làm xua tan ý nghĩ bệnh tim mạch chỉ xảy ra đối với con người hiện đại.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cắt lớp trên 52 xác ướp tại Cairo và Hoa Kỳ để xác định xem bệnh xơ vữa động mạch có phổ biến trong thế giới Ai Cập cổ đại hay không.

Trong số những xác ướp đó vẫn xác định được mô tim, 44 xác ướp có lượng canxi bị tắc trong các mạch máu.

Xác ướp chuẩn bị được đưa vào kiểm tra

 Adel Allam, giáo sư tim mạch thuộc Đại học Al Azhar ở Cairo, trưởng nhóm nghiên cứu cùng với Gregory Thomas, giám đốc tim mạch hạt nhân thuộc Đại học California tại Irvine cho biết: "Xơ vữa động mạch tồn tại hơn 3.000 năm trước”.

Giáo sư Allam và các đồng nghiệp đã phát hiện công chúa Ai Cập, Ahmose-Meryet-Amon, từng sống ở Thebes (nay là Luxor) từ năm 1540 đến năm 1550 trước Công nguyên, có canxi tắc trong các mạch máu, đồng thời cũng là xác ướp cổ xưa nhất bị xơ vũa động mạch.

Chụp CT xác ướp công chúa Ai Cập 

 
Công chúa Ahmose Meryet Amon từng sống tại Luxor từ năm 1540 đến năm 1550 trước Công nguyên

Theo chuyên gia nghiên cứu, trong tầng lớp quý tộc hoàng gia thời điểm đó chủ yếu ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, linh dương, vịt và các loại thịt khác.

Joep Perk, giáo sư về khoa học sức khỏe thuộc Đại học Linnaeus ở Thụy Điển và phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch ở Ai Cập cổ đại có thể là do chế độ ăn uống dồi dào và ít tập thể dục.

Ông cũng cho biết thêm có thể do nhiều yếu tố khác, như sự căng thẳng khi nắm giữ quyền lực và các yếu tố di truyền đã khiến cho các tầng lớp quý tộc hoàng gia Ai Cập dễ mắc chứng tim mạch.

Theo Hà Thanh - Báo Khoa học & Đời sống Online

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]