Công ty khởi nghiệp: khi mọi chuyện không còn dễ dàng

Bài báo trên Wall Street Journal cho hay, sau khi bùng nổ nhờ những thương vụ đầu tư mạo hiểm trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp (startup) đang phải gánh chịu hậu quả.

15.5953

Ươm mầm cây, hình ảnh thường được dùng để chỉ việc phát triển các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển thiếu cân bằng có vẻ lại đang làm hại các công ty này

Những công ty này, bao gồm cả các doanh nghiệp tiêu dùng và thương mại điện tử, chỉ vừa đủ vốn để hoạt động ở thời điểm này. Chúng không phát triển đủ nhanh để tăng trưởng về tài chính, hoặc đảm bảo một "lối thoát" thông qua việc bán lại công ty hoặc lên sàn chứng khoán. Ở thung lũng Silicon, các công ty này thường được gọi là "zombie".

Bị kẹt ở thế trung lập, những công ty "zombie" này đang ráo riết lựa chọn lối thoát: sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp tư vấn tái cơ cấu để giải quyết vấn đề tài chính, phát triển các dịch vụ mới để hi vọng một thương vụ bán lại công ty, hoặc hợp tác với các công ty non trẻ khác cũng đang gặp khó khăn.

Danielle Morrill , nhà đồng sáng lập của Referly, một "zombie" startup vừa mua lại LaunchGram, một "zombie" startup khác.

Một ví dụ cho trường hợp này là Referly, một công ty khởi nghiệp giúp khách hàng kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm, đang trên đà phát triển nhưng lại không kiếm đủ tiền, nhà đồng sáng lập Danielle Morrill phát biểu. Vì vậy hiện giờ Referly đã quyết định loại bỏ mô hình kinh doanh của mình và thâu tóm một công ty "zombie" khác, LaunchGram, một ứng dụng chuyên nhắc nhở người dùng về ngày ra lò các sản phẩm mới.

"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã sãn sàng chịu thua" Danielle Morrill nói, đồng thời từ chối bình luận về các kế hoạch cụ thể của công ty mình.

Theo các nhà đầu tư mạo hiểm, nhiều công ty mới đang dần trở thành "zombie" bởi có quá nhiều công ty đã được đầu tư mạo hiểm trong năm 2011. Năm đó, 391 công ty startup huy động được đầu tư ban đầu, theo Dow Jones, tăng hơn 50% so với năm trước. Trong năm 2012, số vụ đầu tư đã giảm 1%.

Mặc dù việc huy động khoảng 250.000 USD vốn ban đầu hoặc hơn một chút là khá dễ dàng, thì việc thuyết phục các công ty đầu tư rót thêm hàng triệu đôla khó khăn hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh các nhà đầu tư không còn mặn mà với các công ty mạng, sau những vụ lên sàn đáng thất vọng của Facebook, Zynga và Groupon.

Dữ liệu về các công ty "zombie" không hề được công bố rộng rãi, nhưng các nhà đầu tư mạo hiểm cho biết số lượng các công ty như vậy đang ngày càng tăng và một vài nhà đầu tư đang nhắm tới chúng với những dịch vụ mới.

Jacob Mullins đã sáng lập ra Exitround, một công ty chuyên làm cầu nối giữa khách hàng với các công ty startup đang gặp khó khăn.

Vào tháng này, nhà đầu tư mạo hiểm Jacob Mullins đã sáng lập ra Exitround Inc., một công ty chuyên làm cầu nối giữa người mua với các công ty khởi nghiệp đang gặp khó khăn. Theo Mullins, công ty ở San Francisco này đã nhận được hàng trăm đơn đăng ký từ các công ty khởi nghiệp muốn tìm một lối thoát. Trong số những người mua tiềm năng đã đăng ký có cả nhân viên của các công ty công nghệ hàng đầu.

Mặc dù chưa có giao dịch nào thành công, thì các cầu nối bắt đầu được hình thành. Jacob nói rằng Exitround đang thử nghiệm các khoản phí, chẳng hạn như 10.000 USD tiền phí cho mỗi phi vụ. "Điều đó cho thấy thị trường đang có nhu cầu", ông nói.

Martin Pichinson, nhà đồng sáng lập của Sherwood Partners LLC, một công ty tư vấn tái cơ cấu, cho biết việc kinh doanh của họ đã tăng trưởng đáng kể từ hơn một tháng trước. Công ty của ông hiện đang giúp sửa chữa hoặc giải thể hàng tá công ty khởi nghiệp, bao gồm cả việc giúp giải quyết khó khăn về vốn, hay tìm người mua doanh nghiệp hoặc những sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Xu thế này đang tạo cơ hội cho những công ty khởi nghiệp khác có thể mua lại được những bản quyền sở hữu trí tuệ hoặc tìm kiếm đối tác với giá rẻ.

David Spector, nhà cựu đầu tư mạo hiểm từng làm việc tại Sequoia Capital, vừa mới mua lại những sở hữu trí tuệ từ INDi, một doanh nghiệp bán quần jean online đã đóng cửa, cho công ty thương mại điện tử sắp ra mắt của mình.

"Chúng tôi đã mua được những IP (sở hữu trí tuệ) rất giá trị, đặc biệt là với những công nghệ sẵn có của chúng tôi. Sự mất mát của người này lại trở thành lợi ích đối với người khác thôi".

Theo Wikipedia, công ty khởi nghiệp (startup) là một dạng công ty có mục tiêu chính là phát triển nhanh chóng. Việc trở thành một công ty khởi nghiệp không liên quan gì đến việc liệu công ty đó đã được thành lập lâu chưa. Công ty khởi nghiệp cũng không nhất thiết phải là một công ty về công nghệ, hoặc được đầu tư mạo hiểm, mặc dù hầu hết các công ty công nghệ thành công gần đây đều có kiểu mẫu tương tự. Điều quan trọng nhất đối với một công ty khởi nghiệp chính là sự tăng trưởng.

Anh Minh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]