Đã điều chế thành công Sữa bò nhân tạo

2 biohacker (người sử dụng công nghệ để điều chỉnh chức năng cơ thể) là Ryan Pandya và Perumal Gandhi đang nỗ lực pha chế một loại thuốc nguồn gốc cây cỏ có đặc điểm giống với sữa thường

15.5725

Để đạt được điều này, họ phải điều chỉnh dầu hướng dương để nó có cấu trúc giống với chất béo của sữa bò, thay thế lactose bằng galactose, một loại đường gần như không phân biệt được, cấy men để sản sinh casein, một protein có trong sữa tự nhiên của động vật. Nếu thành công, nó sẽ được sử dụng để sản xuất một lượng lớn sản phẩm từ bơ sữa như pho-mát, bơ và sữa chua.

Bộ đôi này đều có kinh nghiệm trong kỹ thuật y sinh, và cùng sáng lập Muufri, một công ty mới khởi nghiệp ở San Francisco. Họ mong muốn sữa được điều chế trong phòng thí nghiệm sẽ là một giải pháp thay thế nhân đạo hơn cho khách hàng.

Được trợ giúp bởi chương trình thúc đẩy sinh học tổng hợp của đại học Singularity, họ đã dành vài tháng gần đây ở phòng thí nghiệm trường đại học Cork tại Ireland. Tại đây, họ đã cho ra đời thành quả đầu tiên 100% không dùng tới động vật.

“Nếu có được những thành phần đúng thì việc chế sữa bằng tay sẽ dễ dàng tới mức đáng ngạc nhiên”, Pandya cho biết. “Một phần nguyên nhân tại sao chúng tôi lại dành nhiều tâm huyết cho việc này đến thế chính là do chúng tôi thực sự là những người rất yêu động vật”.

Tham vọng về việc chế tạo sữa mà không cần tới những chú bò đã tồn tại ít nhất 1 thế kỷ. Năm 1912, những nhà khoa học Đức đã trộn nhiều loại rau củ với nhau, tạo nên một hợp chất mà họ cho rằng còn có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa bò.

Một nỗ lực đáng ghi nhận khác vào năm 1921 là của một nhà phát minh từ Boston. Ông sử dụng lạc, bột yến mạch và một ít muối. Nhưng những nỗ lực này đều mang lại sản phẩm có vị và dưỡng chất tốt hơn sữa gốc.

Ngành sản xuất chế phẩm từ bơ sữa tại Mỹ đã tăng lượng sản phẩm của mình đến tổng giá trị là 140 tỉ USD mỗi năm. Nhưng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, những người nông dân đã đẩy mạnh việc sử dụng các phương pháp sản xuất vốn rất tốn kém tài nguyên. Theo số liệu của trang Water Footprint Network, trung bình phải mất tới 1000 lít nước mới được 1 lít sữa.

Hơn nữa, nếu công cuộc chế tạo sữa chỉ là việc sử dụng công nghệ hóa học và điều chỉnh men, nó sẽ giúp giảm nhẹ những mối lo ngại về môi trường. Ngoài ra, Pandya cũng nói rằng, nếu sản xuất sữa trong phòng kín, ta sẽ kiểm soát được chặt chẽ các bước thực hiện, dẫn đến chất lượng vệ sinh tốt hơn, hạn sử dụng của sản phẩm cũng lâu hơn nữa.

“Chúng tôi đơn giản chỉ là đang ứng dụng công nghệ sinh học vào việc chế tạo sữa, nó sẽ không phải qua công đoạn tiệt trùng, không vướng nguy cơ nhiễm các hóa chất như thuốc diệt côn trùng, hormone hay vi khuẩn làm sữa chóng hỏng”, Pandya cho hay. “Công đoạn sản xuất sẽ giống như chế tạo thuốc và insulin, vậy nên sẽ tuyệt đối vô trùng”.

Nhưng có lẽ ưu điểm lớn nhất của sữa nhân tạo là nó rất dễ điều chế theo ý muốn. Mỗi yếu tố được chế riêng biệt và có thể trở nên tốt cho sức khỏe hơn như sữa không chứa lactose hoặc không chứa cholesterol mà không phải qua công đoạn phức tạp.

Muufri cũng đã thừa nhận rằng, để có được sản phẩm mang tính cạnh tranh với sữa truyền thống, họ cần phải nỗ lực hơn nữa. Sản phẩm  gần đây nhất vẫn cần chút góp sức của những chú bò, mặc dù mùi vị đã giống tới 97%.

Muốn đạt được 100%, họ đã nghĩ đến việc cấy 1 chuỗi ADN có trong sữa bò vào mã gen của men để tạo casein. Họ mong muốn kỹ thuật này sẽ hoàn thành vào đầu tháng tới. Nhưng cái chính ở đây là liệu họ có khả năng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu cho phần đông dân số hay không.

Hiện giờ, Ghandi và Pandya đang cố hết sức cho ra đời một sản phẩm đủ điều kiện để bày bán ở các gian hàng chọn lọc của California trước năm 2017.

Vương Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ/Washington Post

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]