Đã phát minh ra thiết bị giúp con người thành “người nhện”

Nếu từng một lần trong đời bạn mơ ước trở thành người nhện thì nay đã có cơ hội để biến điều đó thành hiện thực nhờ vào phát minh của các nhà khoa học ở Đại học Stanford, Mỹ.

15.5725

Thực ra, việc mà các nhà học làm được không phải là giúp bạn phun những sợi tơ siêu khỏe để bạn có thể bay từ nóc nhà này sang nóc nhà khác một cách dễ dàng. Nhưng phát minh của họ cho phép con người leo trèo trên các bức tường thẳng đứng một cách dễ dàng hơn.

Thử nghiệm găng tay người nhện

Kỳ tích ấn tượng này chính là một loại găng tay mới, nhỏ, giống như mặt nhám trên chi của con tắc kè. Có lẽ, các nhà khoa học ở Stanford đã lấy cảm hứng từ chiếc găng tay siêu dính mà chàng tài tử Tom Cruise đã sử dụng trong bộ phim “Điệp vụ bóng ma”, thuộc seri phim “Nhiệm vụ bất khả thi”. Chiếc găng tay trên thực tế không phô trương như trong phim, nhưng nó tuyệt vời không kém.

Tắc kè có thể dễ dàng đi trên tường và bò lên trần nhà nhờ hàng triệu sợi lông nhỏ li ti trên lòng các chi, được gọi là lông cứng. Những lông cứng này cũng giống như tóc của con người, được làm từ sừng, được bao phủ bởi hàng trăm thìa vét bột siêu nhỏ.

Những chiếc lông này làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các chi và tăng cả lực hút giữa chi với vật tiếp xúc. Quan trọng hơn, mối liên kết giữa bề mặt và vật tiếp xúc có thể dễ dàng bị phá vỡ khi tắc kè thay đổi trọng tâm của nó, cho phép loài động vật này nhanh chóng tách ra và tái kết dính nhiều lần sau đó. Đây là đặc điểm mà hầu hết các chất kết dính nhân tạo không thể làm được.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tạo ra chất kết dính theo phong cách tắc kè này, ví như bằng cách sử dụng các ống nano carbon để bắt chước chức năng của lông cứng. Nhưng họ đã thất bại khi muốn mở rộng quy mô của nghiên cứu.

Việc hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng lớn đòi hỏi diện tích bề mặt lớn, nhưng chất kết dính lại giảm tác dụng khi kích thước tăng lên. Ngay cả những con tắc kè to lớn cũng gặp vấn đề này, nếu nó sử dụng tất cả các lông cứng cùng một lúc, nó có thể nâng được 130kg. Nhưng vì chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ lông cứng mới được tiếp xúc với các bề mặt mọi lúc mọi nơi, nên trung bình con tắc kè chỉ có thể nâng đỡ khoảng 2kg khi di chuyển trên các mặt phẳng vuông góc hoặc đảo ngược với mặt đất.

Gần đây, các nhà khoa học ở Stanford đã tìm ra cách khắc phục điều này, đó là lý do tại sao chất kết dính mới của họ lại nhanh hơn so với các nỗ lực trước đây.

Đầu tiên, họ tạo ra hàng ngàn nêm vi từ chất silicone, lắp ráp chúng thành các miếng ngói có kích thước bằng một cái tem. Những miếng ngói này được sắp xếp trên một chiếc găng tay có kích thước bằng bàng tay, được kết nối với các lò xo giúp cho việc phân phối trọng lượng đồng đều ở các phần. Miếng kết dính này cũng được lắp vào đế giày dành cho người leo núi để phân tán lực ở chân.

Trong một cuộc thử nghiệm, một người đàn ông nặng 70kg đã có thể “đi” trên một bức tường kính cao 3,6 mét bằng cách sử dụng miếng đệm leo núi mới này. Nếu sử dụng các vật liệu trước đây, các tấm lót sẽ phải có kích thước gấp 10 lần một bàn tay người bình thường.

Đây không phải là lần đầu tiên găng tay tắc kè lấy cảm hứng từ phim ảnh được phát minh. Cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của Mỹ (DARPA) cũng vừa giới thiệu một thiết bị mới của họ tương tự găng tay của các nhà khoa học ở Stanford. Mặc dù vậy, họ không nêu chi tiết quá trình chế tạo và miếng dán của họ lớn hơn nhiều so với trường Đại học Stanford đã làm.

DARPA hy vọng rằng miếng đệm leo núi của họ có thể giúp binh lính vượt qua các vật cản dễ dàng hơn trong chiến đấu. Trong khi nhóm nghiên cứu Stanford lại muốn sử dụng sản phẩm của mình trong ngành khoa học không gian, giúp các phi hành gia hay robot di chuyển.

Các nhà khoa học hiện đang làm việc với NASA và thử nghiệm sáng chế của họ trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như môi trường không trọng lượng.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.

Minh Anh (lược dịch)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]