Đặc trị táo bón siêu hiệu quả cho trẻ nhỏ

(Làm Mẹ) - Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.

15.4908

Cách trị táo bón cho trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm bởi vì một khi trẻ bị táo bón thì cực kỳ khổ sở khi không thể đi vệ sinh được, thậm chí nặng còn bị đi ra máu khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ. 

Đặc trị táo bón siêu hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

Trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi

Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Bé 4-8 tháng tuổi uống 6-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể dùng 180 ml.

Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón.

Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo/mận/lê)/trái cây/rau cải đã được nghiền nát với bột ngũ cốc.

 Chất sắt trong sữa công thức của trẻ nhỏ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón vì liều sắt rất nhỏ. Vì vậy việc đổi sang sữa có nồng độ sắt thấp là không cần thiết vì điều này không có tác dụng.

Sirô sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy đối với những trẻ nhỏ cần uống giọt sắt đôi khi cũng cần thay đổi chế độ ăn hoặc cần có chế độ điều trị khác để đảm bảo bé không bị táo bón.

Trẻ em lớn

Nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn đang dùng để bé đi phân mềm và không đau.

Nước trái cây: Đối với trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày; trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120 ml.

Phụ huynh không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, đủ nước là 960 ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này.

Cha mẹ cần lưu ý nuôi dưỡng bé bằng một chế độ ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được ngay các thức ăn này và đừng dùng một chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác. Chúng ta cần bé tăng trưởng và phát triển hoàn hảo chứ không riêng hết táo bón. Chế độ ăn dư chất xơ sẽ làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác chẳng hạn như chất đạm.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn táo bón có thể bé không dung nạp được với đạm sữa bò. Có thể phải bỏ sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như yaourt, phô mai và kem trong 1-2 tuần. Nếu vẫn không cải thiện thì có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đi khámbác sĩ .

Khuyến khích bé ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày.

Nếu bé đã biết ngồi bô/bàn cầu rồi mới bị bón, nên khuyến khích bé ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày, một cách đều đặn.

Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]